Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Xin cho biết phương pháp di chuyển ong như thế nào?
Di chuyển ong được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Mua ong giống phải di chuyển về nhà.
- Di chuyển ong đi lấy mật theo nguồn hoa.
- Di đời chỗ đặt tổ ong trong trại.
Đặc điểm con ong là khả năng định hướng để xác định vị trí tổ ong rất chính xác ngay lần bay khỏi tổ đầu tiên. Mặc dầu có con ong đi làm xa 2 - 3km vẫn về đúng tổ với đường đi ngắn nhất. Nếu trong khi ong đang đi làm xa ta thay đổi vị trí đặt tổ ong thì khi ong về vẫn đến chỗ tổ cũ, không thấy tổ ong đành bơ vơ đậu vào một chỗ gần đó. Ong không thể tự tìm tổ mà không có định hướng mà cảnh vật làm mốc ban đầu. Đó là điều cơ bản phải áp dụng khi di chuyển đàn ong.
Phương pháp di chuyển đàn ong để đến khi rời địa điểm mới đàn ong vẫn ổn định, làm việc bình thường cần chú ý mấy điểm cụ thể sau đây:
1. Nguyên tắc cơ bản khi di dời đàn ong là phải vượt xa ra ngoài phạm vi hoạt động của ong để buộc con ong thợ phải tiếp nhận các cảnh quan và định hướng vị trí mới. Đường bán kính di dời ít nhất trên 3km, trường hợp cảnh quan ít thay đổi (như đồng bằng) thì đường bán kính di dời phải trên 5km.
Trường hợp di dời tổ ong trong phạm vi trại ong chỉ vài ba mét thì phải áp dụng di dời đều từng 0,5m một lần, cứ vài ngày lại di dời một đoạn cho đến khi đến đúng vị trí mới. Nhất thiết không di dời nhanh trên 1km một lần dời, ong sẽ về chỗ cũ và bay loạn xạ giữa vị trí cũ và tổ mới, làm xáo trộn hoại động của đàn. Kể cả việc muốn đổi hướng của tổ ong cũng phải xoay dần dần 20 - 25° mỗi lần cho đến vị trí mới. Muốn xoay cửa tổ ong từ trước ra sau cần xoay trong 5-6 ngày, nếu xoay một lúc ong sẽ tập trung về phía sau thùng ong, gây hiện tượng xáo trộn trong tổ ong.
2. Chuẩn bị thùng ong trước khi di chuyển phải làm mấy việc: chèn chặt và cố định các cầu ong không để cầu ong xê dịch, rung chuyển trong khi di chuyển để tránh làm vỡ bánh tổ, chẹt chết ong. Dùng dây néo chặt thùng ong, nắp phụ, nắp chính để khi di chuyển không bị va đập.
3. Đóng cửa tổ ong trước khi di chuyển. Muốn chuyển ong đi phải chờ khi ong đi làm về tổ hết mới đóng cửa tổ. Ong thường đi làm về muộn, có con do say sưa làm việc đến tối mới về tổ, nên thường phải chờ đến 6-7 giờ tối mới đóng cửa tổ ong được. Cũng có trường hợp một số con ong làm việc quên ở qua đêm ngoài rừng sáng hôm sau mới về, nhưng không nhiều, di chuyển ong đành bỏ lại những con ấy. Sau khi đóng cửa tổ thì phải di chuyển ngay trong đêm là tốt nhất để sáng hôm sau ong đã ở vị trí mới, mở cửa tổ ra ong bắt đầu định hướng vị trí đi làm. Nếu để ngày hôm sau mới chuyển thì ban ngày cũng phải đóng cửa tổ ong tối hôm trước. Lưu ý sau khi đóng cửa tổ ong phải mở ngay cửa sổ phía sau tổ ong để bảo đảm thông thoáng trong tổ, không ảnh hưởng đến đàn ong.
4. Trong khi di chuyển đàn ong phải luôn luôn cẩn thận, tránh những va chạm mạnh, nếu chở bằng ô tô phải đi với tốc độ vừa phải. Nếu vận chuyển ong đi xa hàng trăm km mà trong một ngày đêm không về tới địa điểm mới người ta có thể đặt những trạm dọc đường đi để ong được nghỉ ngơi vài ngày, cửa tổ ong được sắp đặt như một trại mới để mở cửa cho ong đi làm, rồi lại tiếp tục đi đường những ngày sau.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình