Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Xin cho biết kinh nghiệm bẫy ong như thế nào cho có hiệu quả, dụ được đàn ong vào bẫy?
Bẫy ong là kinh nghiệm của những người bắt ong ở miền núi. Đặc điểm của ong mật ở rừng là chuyển đổi theo mùa. Chuẩn bị chuyển sang mùa đông, ong tìm tổ khác ấm áp hơn dự trữ mật, chống rét, bảo vệ đàn. Những đàn ong lớn cần chia đàn cũng phải tìm tổ để xây nhà mới cho đàn. Đó là lúc người bắt ong đặt bẫy, mời những đàn ong cần có chỗ ở mới về tổ bẫy của mình để ở. Nếu cái tổ bẫy đạt yêu cầu của ong thì ong sẽ chuyển về đó ở và ta bắt được đàn ong nhờ tổ bẫy.
Tuy nhiên để có một tổ bẫy phù hợp với yêu cầu của ong không phải dễ dàng, vì ong của mỗi vùng, mỗi địa phương có nhiều thích ứng với điều kiện tự nhiên của vùng đó, địa phương đó. Sau đây là những kinh nghiệm chung trong việc bẫy ong rừng:
- Thời gian đặt bẫy ong trong năm phải đúng vào lúc ong đi tìm tổ. Ở miền Bắc thường vào cuối tháng 9 - tháng 10 ong di chuyển đi tìm tổ mới.
- Chuẩn bị tổ bẫy là quan trọng và quyết định. Kinh nghiệm cho thấy: ong rất thích đóng tổ trong các hốc cây, có mùi gỗ thơm, chắc như cây đẻn, cây săng lẽ... vì thế cần tìm một khúc gỗ đã sầu ruột để làm tổ, còn gọi là bọng ong, cắt gọt đẹp, hai đầu bịt kín như một khúc gỗ tự nhiên. Kích thước trong bọng không nên quá lớn khoảng 20 - 25cm đường kính là vừa phải, chiều dài 70 - 80cm. Làm tổ bẫy kiểu tự nhiên này gọi là “đõ ong”.
Ngoài ra một số người cũng đóng bẫy ong bằng thùng vuông, dài với loại gỗ chắc mà ong thích.
- Trước khi mang tổ đi bẫy ong, người ta thường bỏ một ít sáp và mật ong trong thùng bẫy để kích thích sự chạm tổ của ong.
- Xác định địa điểm đặt bẫy ong: đó là vùng có nhiều ong rừng, có nhiều nguồn hoa mà ong hay đến lấy mật, phấn. Lại phải chọn những gốc cây già, kín và thoáng, nơi môi trường con ong ưa thích.
-  Có người giàu kinh nghiệm tìm bắt công nghiệp ong soi - là ong đi tìm tổ mới, bỏ vào trong tổ bẫy. Nếu cái tổ được ong soi ưa thích thì nó sẽ bay về tin cho cả đàn ong bay về tổ bẫy.
Bẫy ong là một công việc rất cần sự kiên trì mới làm được. Có khi đặt bẫy hàng tháng không gặp được đàn ong nào, nhưng cũng có khi may mắn đặt bẫy một tuần đã có đàn ong tìm đến. Dụ được đàn ong vào bẫy là một kỹ thuật, nhưng cũng là một nghệ thuật thiết kế tổ ong, giỏi về đặc điểm con ong, làm cho ong thích ở tổ bẫy. Trong nghề nuôi ong thì bẫy ong là một công việc hết sức lý thú mà ít người nuôi ong làm được.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình