Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Xin cho biết công việc quản lý và chăm sóc đàn ong nuôi bao gồm những việc gì?
Quản lý và chăm sóc đàn ong không có gì phức tạp khó khăn, tuy không đòi hỏi thường xuyên nhưng người nuôi ong phải biết khi nào thì cần có tác động của mình để tránh cho đàn ong xẩy ra các tình huống phải xử lý.
Công việc quản lý đàn trước hết là thường xuyên theo dõi hoạt động của đàn ong để từ đó phát hiện ra những hiện tượng khả nghi có thay đổi trong đàn ong như ong chuẩn bị chia đàn, ong muốn bốc bay, ong bị sâu bệnh, v.v...
Việc thứ hai là định kỳ kiểm tra đàn, làm vệ sinh thùng ong.
Việc thứ ba là cho ong ăn bổ sung hoặc kết hợp xử lý thuốc phòng trừ bệnh cho ong.
Trên cơ sở các công việc quản lý đàn ong mà tiến hành xử lý các tình huống xẩy ra trong đàn như cần phải nhập đàn yếu thành đàn mạnh, cần phải thay chúa, bổ sung quân, v.v... Tuy nhiên, không phải để kiểm tra đàn ong mà luôn mở thùng ong ra để xem, mà phải kết hợp nhiều công việc, cần thiết mới mở thùng (hạn chế mở thùng ong lấy cầu ra vì thường làm cho ong bị xáo trộn và trở thành đàn ong dữ). Ví như khi quay mật phải lấy cầu ra thì kiểm tra tình hình đàn ong trước, vừa làm vừa kiểm tra và ghi chép mọi hiện tượng của đàn ong.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình