Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Xin hỏi cách kiểm tra tình hình đàn ong và ấu trùng như thế nào? Tại sao?
Kiểm tra đàn ong không phải chỉ để biết quân đông hay không mà chính là để biết tình hình và khả năng phát triển của đàn ong. Tuổi của ong thợ chỉ có 50 - 60 ngày, nếu trong tổ ong mà trứng, ong non, nhộng kém thì báo hiệu đó là đàn ong sắp tàn; nếu không khắc phục thì đàn ong sẽ mất. Đó là điều quan trọng. Tuy nhiên, bình thường kiểm tra là để điều chỉnh quân ong, tạo đàn ong mạnh.
Cách kiểm tra là mở đàn, lấy cầu để xem tình hình trứng ong, ấu trùng, nhộng phát triển có tốt không? Quân ong có bao phủ kín cầu không? Nếu quân ong đã bao phủ kín cầu, trứng, ấu trùng, nhộng,... nhiều thì có thể tăng thêm chân tầng cầu ong, hoặc tổ đã nhiều tầng thì lấy bớt một cầu trứng bổ sung cho đàn yếu và đặt vào đó một chân tầng. Nếu khi kiểm tra thấy quân ong yếu, không phủ kín cầu thì có thể thay cầu nhộng mới vào để tăng quân hoặc tăng thêm cầu nhộng. Trường hợp kiểm tra thấy quân yếu quá thì tiến hành nhập đàn. Hai đàn yếu thành một đàn mạnh v.v...
Kiểm tra đàn ong còn phải biết số quân ong trong đàn đang trẻ hay đã già. Tỷ lệ ong thợ trẻ nhiều, màu sắc vàng tươi là đàn ong đang mạnh, còn tỷ lệ đàn ong già nhiều là đàn ong đang yếu phải bổ sung cầu nhộng ngay.
Qua kiểm tra quân ong còn giúp ta phát hiện những hiện tượng khác xẩy ra như các con thiên địch xen trong ong để hại tổ như kiến, thằn lằn, gián…
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình