Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Xin hỏi làm thế nào để ong tham gia thụ phấn cho cây trồng hiệu quả nhất?
       Muốn đưa ong đến thụ phấn cho vườn cây thì phải nắm vững thời kỳ hoa nở của cây đó. Mặc dầu khả năng ong có thể đi làm xa 2 - 3km, nhưng để đàn ong càng gần với nguồn hoa thì khả năng thụ phấn của ong càng mạnh. Sở nghiên cứu cây ăn quả thuộc Viện khoa học nông nghiệp Trung Quốc đã theo dõi ong thụ phấn cho táo và thấy rằng, số lần thăm hoa táo của ong phụ thuộc vào khoảng cách từ đàn ong đến nguồn hoa. Nếu khoảng cách là 50m thì số lần ong thụ phấn cho một hoa là 58,3 lần, cách 200m số lần ong thụ phấn trên một hoa là 47,95 lần, nếu khoảng cách là 500m thì số lần thụ phấn cho một hoa chỉ còn 10,7 lần mà thôi. Như vậy để ong tham gia thụ phấn cho cây đạt hiệu quả cao thì nên bố trí đàn ong cách vườn cầy cần thụ phấn dưới 200m, tốt nhất là dưới 50m. Nếu vườn cây kéo dài ra thì bố trí đàn ong ở giữa vườn. Người ta tính được một đàn ong mạnh (7 - 10 cầu ong) có thể phụ trách thụ phấn cho 0,4ha cây ăn quả, hoặc 2hadưa chuột, 1ha hướng dương, hoặc 1ha bông, v.v...
      Muốn ong thụ phấn cho cây đạt hiệu quả còn phải chuyển ong đến đúng thời kỳ nở hoa. Trước khi cây nở hoa 1 tháng phải bồi dưỡng và tạo được những đàn ong mạnh, nhiều quân ong thợ trẻ, hăng hái làm việc để khi có khoảng 10% hoa nở là đạt ong trên vườn cây, cho đến khi hoa hở rộ và còn lại khoảng 10 - 15% hoa nở nữa thì có thể chuyển ong đi vườn khác. Trong thời gian sử dụng ong để thụ phấn cũng là thời gian ong sản xuất nhiều mật và phấn hoa, nên cũng là thời gian thu hoạch mật ong và phấn hoa có năng suất cao.
      Ở một số nước như Nga, Đức... người ta thuê ong để thụ phấn cho cây trồng như táo, hướng dương, dưa, người nuôi ong đưa ong đến thụ phấn không chỉ thu hoạch được mật ong mà còn được trả tiền công thụ phấn. Còn ở Việt Nam những người trồng cây chưa nhìn hết tác dụng thụ phấn làm tăng sản lượng cây trồng của ong, mà có người còn cho rằng người nuôi ong phải thuê vườn của họ cho ong lấy mật, nếu không thuê thì họ phun thuốc không cho ong đến. Đó là chuyện ngược đời, song để cho mọi người hiểu được còn phải có một quá trình nghiên cứu, chứng minh và khắc phục.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình