Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết căn cứ hiện tượng gì để biết đàn ong bị mất chúa?
Nếu nhìn bên ngoài và quan sát đàn ong đôi khi không phát hiện được đàn ong bị mất chúa, nếu để lâu ngày không kiểm tra thì đàn ong có hiện tượng đi làm kém đi, quân số giảm rõ rệt. Do vậy, cần thiết phải kiểm tra và phát hiện sớm hiện tượng đàn ong bị mất chúa.
- Trước tiên phải kiểm tra để xem con ong chúa có còn không? Nếu nhìn thấy được ong chúa thì thôi khỏi phải tìm các hiện tượng khác nhau khi mất chúa. Tuy nhiên, để biết được con ong chúa trong đàn ong không phải dễ dàng, nên người ta còn phải căn cứ vào các hiện tượng khác.
- Trước hết kiểm tra cầu ong xem các lỗ tổ có trứng không? Nếu không thấy cầu nào có trứng ong thì chúa đã mất rồi, ít nhất là 3 ngày, số trứng chúa đẻ đã nở thành ấu trùng cả.
-  Lại kiểm tra sang trong lỗ tổ có ấu trùng không? Nếu không thấy có ấu trùng nữa thì chúa đã mất lâu rồi, ít nhất là 7 ngày trở lên.
- Trường hợp kiểm tra trứng ong, nhưng lại thấy trứng không nằm ngay ngắn dưới lỗ tổ ong, mà trứng thường dính vào bên thành lỗ, hoặc đôi khi một lỗ tổ có 2-3 trứng ong, như vậy là không phải trứng của ong chúa, mà là trứng của ong thợ. Khẳng định ong chúa đã bị mất.
- Có người còn căn cứ vào hiện tượng tầng ong có mũ chúa cấp tạo để xác định ong chúa đã mất. Bởi vì khi chúa mất thì ong thợ sẽ cắn lỗ tầng có trứng chúa (3 lỗ thành 1 lỗ) để tạo thành lỗ tổ ong chúa và nuôi dưỡng thành ong chúa gọi là ong chúa cấp tạo. Tuy nhiên, đôi khi không hoàn toàn chính xác, bởi vì khi chúa đã già, ong thợ muốn san đàn cũng xây mũ chúa cấp tạo, tạo ra chúa mới để san đàn.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình