Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Xin hỏi muốn đưa một ong chúa mới vào đàn ong thì làm như thế nào? Cách làm để đàn ong tiếp nhận chúa mới nhanh nhất?
Giới thiệu chúa mới cho một đàn ong chỉ thực hiện trong trường hợp đàn ong đó bị mất chúa (do bất kỳ nguyên nhân nào) hoặc ong chúa kém, già mà người nuôi ong muốn thay chúa mới để duy trì đàn ong.
Có 2 cách đưa ong chúa mới vào đàn ong:
Cách thứ nhất: Gắn mũ chúa cấp tạo hoặc mũ chúa nhân tạo được cắt ra từ đàn ong nhân giống sẽ cho ra đời chúa mới. Cách này tuy dễ làm nhưng đòi hỏi đàn ong phải có đủ số ong đực để giao phối với chúa mới ra đời. Ngoài ra đối khi còn có rủi ro mất chúa khi đi giao phối bị chim, ong vò vẽ bắt hoặc rơi xuống nước.
Cách thứ hai: Đưa ong chúa đã được giao phối giới thiệu cho đàn ong mới. Trước tiên chúa mới được nhốt trong lồng đưa vào trong tổ và theo dõi trong 2-3 ngày. Khi nào thấy hàng loạt ong thợ vây xung quanh ong chúa với cử chỉ thân thiện là đàn ong đã tiếp nhận chúa mới và thả chúa ra an toàn.
Nói chung khi đàn ong đã mất ong chúa thì việc đưa ong chúa mới vào sẽ được tiếp nhận. Tuy nhiên cũng có trường hợp đưa chúa vào bị ong thợ cắn chết chúa, không tiếp nhận chúa mới. Trường hợp này là do chúa mới có mùi lạ làm bản năng bảo vệ của ong thợ nên kích thích. Để khắc phục tình huống này, trước khi giới thiệu chúa cần phun vào tổ một ít chất thơm hoặc khói hương để hoà đồng mùi của tổ ong và ong chúa mới. Quá trình theo dõi cũng phải 2-3 ngày, có khi trên 3 ngày khi thấy hiện tượng ong thợ tiếp nhận mới thả chúa mới ra.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình