Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết khi nào người ta áp dụng nhập đàn ong và phương pháp nhập đàn như thế nào?
Nhập hai hoặc ba đàn ong lại với nhau thành một đàn là kỹ thuật cao của người nuôi ong nhằm tạo một đàn ongmạnh, đồng thời cứu vãn những đàn ong yếu khỏi bị diệt vong. Người ta áp dụng nhập đàn ong trong các trường hợp sau:
- Khi có một đàn ong yếu, ít triển vọng thì người ta nhập đàn ong này vào với một đàn ong trung bình để tạo nên một đàn ong tương đối mạnh có khả năng phát triển vào mùa thu hoạch mật.
-  Khi có hai đàn ong yếu người ta cũng áp dụng nhập đàn thành một để tạo ra đàn ong khá hơn rồi nuôi dưỡng thành đàn ong manh.
- Khi có một đàn ong mất chúa người ta nhập đàn này vào một đàn khác có chúa để duy trì đàn ong.
- Đôi khi vào mùa hoa khai thác mật những đàn ong bình thường người ta cũng nhập 2 đàn, có khi 3 đàn với nhau thành một đàn mạnh để có khả năng cho nhiều phấn, nhiều mật hơn, năng suất thu hoạch cao hơn.
Phương pháp nhập đàn ong là kỹ thuật tạo ra các điều kiện hòa hợp giữa hai đàn ong làm sao cho những ong thợ không có cảm giác có ong lạ vào trong đàn mà gây ra đánh nhau, ong thợ của đàn bị mất chúa cũng không “cảm giác” có chúa lạ mà cắn chết chúa. Như vậy là trong kỹ thuật nhập đàn bao gồm cả kỹ thuật nhập đàn và kỹ thuật giới thiệu ong chúa mới vào đàn ong. Các bước nhập đàn ong được tiến hành tuần tự như sau:
Trước tiên phải chọn con ong chúa để lại: là ong chúa trẻ, đẻ khoẻ và đang sung sức, ong chúa 1 - 2 năm tuổi, còn con ong chúa khác của đàn nhập vào thì diệt đi. Đàn ong bị diệt ong chúa phải làm trước một ngày để đàn ong đã biết mất chúa nên có yêu cầu chúa mới, khi nhập đàn, để dàng tiếp nhận chúa mới.
Trước khi tiến hành nhập đàn người ta sử dụng một loại hương liệu như dầu chuối, hương chanh, khói hương hoặc khói thuốc lá tuỳ điều kiện mỗi người, phun cùng lúc vào 2 đàn ong. Các hương liêu này sẽ làm cho mùi riêng của mỗi đàn ong không phân biệt được, ong thợ của mỗi đàn sẽ không phát hiện ra mùi lạ của đàn ong bạn. Còn ong chúa thì được nhốt trong lồng chúa như phương pháp giới thiệu chúa mới vào đàn ong.
Đàn ong chính có chúa được cất ván ngăn đi thay vào đó một màng ngăn bằng tờ giấy báo, rồi chuyển các cầu ong của đàn nhập đặt vào phía bên này tờ báo. Phun tiếp một lần hương liệu vào giữa hai đàn ong rồi đậy nắp lại.
Sau một ngày ong thợ của hai đàn sẽ cắn rách tờ báo, mùi ong của hai đàn đã hoà lẫn vào nhau và hoạt động sẽ bình thường. Lúc này người ta rút tờ báo đi, thả ong chúa ra. Đàn ong mới nhập sẽ đi làm và hoạt động bình thường.
Một điều lưu ý là trong khi nhập, đàn ong thợ bị xáo trộn chút ít nên sẽ ít đi làm, nên cho ong ăn xyrô đường để ong khỏi bị đói hoặc tự ăn hết mật ong dự trữ, đồng thời cho ăn chung cũng tạo cho ong thợ dễ “làm quen” và hoà nhập nhanh.
Nhập đàn ong là kỹ thuật tỉ mỉ, cần thiết lấm mới làm và phải làm cẩn thận, nhẹ nhàng, đúng phương pháp. Nếu làm không khéo và không đúng để ong thợ hai đàn ong đánh nhau thì hao quân và cả hai đàn nhập sẽ kém đi, lại còn gây cho đàn ong hiền trở thành đàn ong dữ.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình