Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Xin hỏi hiện tượng ong bốc bay có nhận biết được không? Cách xử lý như thế nào để đàn ong ở lại không bốc bay nữa?
Bốc bay là một đặc điểm sinh hoạt của con ong mỗi khi điều kiện sinh sống của chúng tại tổ cũ không phù hợp nữa, đàn ong cần di chuyển sang một tổ mới thích hợp hơn. Người ta đã tìm hiểu về nguyên nhân làm cho ong bốc bay như sau:
- Vùng ong hoạt động thiếu nguồn hoa, nguồn mật, nên trong tổ ong thiếu thức ăn để nuôi ong non. Ong thợ quyết định đi tìm địa điểm mới có nhiều nguồn thức ăn hơn.
- Nhiệt độ trong thùng ong không phù hợp hoặc quá nóng hoặc quá lạnh mà ong thợ đã hết khả năng điều hoà như quạt cánh khi nóng, tụ nhau lại khi lạnh. Những con ong thợ phải đi tìm chỗ khác mát mẻ hơn hoặc ấm áp hơn.
- Vị trí đặt tổ ong không được yên tĩnh thường có súc vật đi qua, bị các thiên địch vào phá tổ, thậm chí kỹ thuật chăm sóc ong thường làm xáo động tổ ong luôn, các ong thợ nhận thấy ở đây không an toàn và có xu hướng đưa đàn ong đi nơi khác.
- Đàn ong bị sâu bệnh phá hoại bánh tổ.
- Khi trong trại ong có một đàn ong bốc bay sẽ kích thích các đàn ong khác cũng muốn bốc bay. Có những trại ong do không phát hiện kịp thời đã bốc bay một lúc 3 - 4 đàn và còn ảnh hưởng đến các đàn khác sang ngày hôm sau.
Người nuôi ong luôn kiểm tra đàn ong, phát hiện những thiếu đủ trong đàn ong để khắc phục sớm thì sẽ không có hiện tượng ong bốc bay. Đó là phương pháp tối ưu nhất để giữ đàn ong và loại trừ hiện tượng ong bốc bay ngay từ đầu.
Để nhận biết các biểu hiện của đàn ong trước khi bốc bay, người ta chú ý đến mấy đặc điểm sau của đàn ong.
Một là nhận thấy chúa ngừng đẻ trứng hoặc đẻ rất ít, các lỗ nhộng đã nở thành con gần hết.
Hai là ong thợ không đi làm, có vài con chỉ bay ra bay vào.
Ba là trong cầu ong đã bị ong ăn hết mật dự trữ hoặc còn lại cũng rất ít.
Bốn là nhìn đàn ong chạy đi chạy lại làm lộn xộn, đám ong thợ như đang chuẩn bị cho một cuộc hành trình đi xa.
Người nuôi ong quan sát đàn ong có các biểu hiện trên thì có thể kết luận đàn ong đó đang chuẩn bị bốc bay và kịp thời xử lý các biện pháp để giữ lại không cho bốc bay. Việc xử lý dầu tiên là phải đóng ngay cửa tổ ong lại không cho ong chúa ra ngoài; sau đó tìm cách bắt và nhốt chúa vào lồng chúa. Giữ được chúa, đàn ong sẽ ở lại và không thể rời tổ được. Cần tìm nguyên nhân nào đã làm cho ong muốn bốc bay để khắc phục. Khắc phục được nguyên nhân rồi cũng phải để vài ngày cho đàn ong ổn định mới thả chúa ra, đàn ong trở lại bình thường.
Trường hợp phát triển chậm, đàn ong đã bốc bay thì áp dụng biện pháp cho ong hạ xuống để bắt lại (câu hỏi 45 và 48). Trong khi xử lý đàn ong đã bốc bay thì các đàn ong khác trong trại gần cũng phải đóng cửa tổ lại để tránh hiện tượng kích thích ong bốc bay hàng loạt.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình