Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Xin cho biết hiện tượng ong chia đàn tự nhiên có lợi hay không? Người nuôi ong nên xử lý như thế nào?
Chia đàn tự nhiên là biểu hiện quá trình nhân giống, duy trì sự phát triển không ngừng của loài ong. Mỗi khi đàn ong gặp điều kiện thuận lợi phát triển mạnh, số quân đông, nhiều mật... thì ong có nhu cầu tạo ra mũ chúa để chia đàn. Như vậy, chia đàn tự nhiên là hiện tượng có lợi cho sự phát triển của đàn ong, và cũng từ hiện tượng này mà người nuôi ong đã vận dụng để chia đàn nhân giống, cải tạo ong nuôi. Quá trình chia đàn tự nhiên của ong được diễn ra tuần tự: trước tiên là trên cầu ong xuất hiện nhiều mũ chúa. Khi có ong chúa trẻ đầu tiên ra đời và được đi phối giống về thì đàn ong tiến hành chia đàn. Ong chúa trẻ ở lại tổ cũ với một rừng quân ong, còn ong chúa già dẫn một nửa quân ong bốc bay đi tìm tổ mới.
Trong điều kiện tự nhiên, tổ ong còn có mũ chúa thì con ong chúa thứ hai ra đời và được đi phối giống về thì đàn ong lại chia đàn lần thứ hai. Ong chúa mới nở (thứ 2) ở lại tổ cũ, còn ong chúa thứ nhất lại dẫn một nửa quân lên đường. Khi chia đàn tự nhiên lần thứ 2 thì quân ong thợ mỗi đàn hiện còn một phần tư đàn cũ.
Về lý thuyết thì hễ có mũ chúa và ong chúa ra đời thì ong lại chia đàn, mỗi lần chia đàn, số quân mỗi đàn chỉ còn lại một nửa. Nếu như vậy thì đàn ong dữ mạnh đến mấy, qua nhiều lần chia đàn tự nhiên sẽ yếu đi. Trong thực tế để duy trì đàn ong sẽ xẩy ra hiện tượng chúa đánh nhau để giành quân và con ong chúa nào mạnh sẽ ở lại với đàn, con ong chúa sẽ bị cắn chết hoặc bị đuổi ra khỏi tổ rồi chết.
Để xử lý hiện tượng ong chia đàn tự nhiên, tuỳ thuộc vào mục đích của người nuôi ong mà có phương pháp áp dụng khác nhau.
Người nuôi ong muốn có một đàn ong mạnh nên khỏng muốn ong chia đàn thì phải tìm cách làm cho đàn ong trở lại ổn định phát triển và không chia đàn nữa. Muốn vậy, người nuôi ong thường xuyên kiểm tra đàn ong thấy có mũ chúa thì cắn đi, không cho chúa nở. Đồng thời đàn ong đang mạnh thì tăng thêm cầu đã gắn chân tầng để ong xây tầng và đẻ trứng. Trường hợp cầu ong đã kín thùng rồi thì có thể rút bớt cầu nhộng, cầu trứng để tăng cường cho đàn khá, thay thế cầu không vào. Như vây đàn ong sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển bình thường và không chia đàn nữa.
Nếu người nuôi ong có mục đích muốn chia đàn thì vận dụng ngay đặc tính này của đàn ong mà thực hiện san đàn ong thành 2 đàn theo ý muốn.
Trường hợp do không phát hiện kịp thời để cho ong chia đàn tự nhiên, chuẩn bị bốc bay thì phải áp dụng các biện pháp xử lý như là xử lý ong bốc bay.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình