Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin hỏi có biện pháp gì đề làm cho ong sản xuất ra nhiều mật ong không? Xin hướng dẫn cách làm?
Mật ong khi sản xuất ra nhiều, cả đàn ăn không hết mới có dự trữ. Số lượng mật dự trữ trong các lỗ tổ càng nhiều thì người nuôi ong thu hoạch càng cao.
Muốn đạt được kết quả thu hoạch mật ong nhiều phải có các điều kiện sau:
Đối với đàn ong phải đông quân, số ong thợ phải đi làm mật nhiều, trong tổ có nhiều cầu ong và có nhiều lỗ tổ cho ong đổ mật.
Đối với điều kiện bên ngoài thì ngoài thời tiết tốt để ong siêng đi làm, tổ ong phải đặt nơi có nhiều nguồn hoa. Hoặc một số cây ong lấy mật ở lá (như cao su) thì phải là mùa cây ra lá, nhiều lá non lắm mật.
Người nuôi ong muốn có được 2 điều kiện trên thì phải thực hiện các kỹ thuật tạo cho đàn ong những thuận lợi trong chế tạo mật ong đó là:
- Nắm vững nguồn hoa từng vùng trên địa bàn để di chuyển đàn ong đến gần nguồn hoa nhất, ở nơi có nhiều hoa nhất. Như vậy con ong sẽ có nhiều nguồn mật, đường đi lấy mật lại gần, mỗi ngày đi lấy được nhiều chuyến mật hoa đưa về tổ. Như mùa hoa nhãn, vải di chuyển ong đến vườn nhãn, vải. Mùa hoa cam đưa ong đến vườn cam. Mùa hoa bông trắng đưa ong đến rừng cây bông trắng v.v... Nếu không di chuyển, con ong phải đi xa lấy mật thì năng suất và sản lượng mật sẽ thấp.
- Phải nghiên cứu áp dụng các biện pháp giảm bớt công việc cho con ong thợ để ong thợ chuyên chú đi lấy mật. Ví dụ: tổ ong phải được làm vệ sinh sạch sẽ để ong thợ không phải ở nhà làm vệ sinh, về mùa đông tổ ong phải được ủ ấm để ong thợ không phải tụ nhau từng đám ủ ấm trong tổ, về mùa hè tổ ong phải thông thoáng để ong thợ không phải ở nhà quạt gió điều hoà nhiệt độ trong tổ, cần có đĩa nước đặt gần tổ để ong khỏi phải đi lấy nước xa v.v... Nghĩa là những việc đáng lẽ con ong thợ phải làm thì người nuôi ong đã làm thay cho nó và nó sẽ chăm chú đi lấy mật được nhiều. Đó là biện pháp giúp cho ong sản xuất ra nhiều mật, và người nuôi ong sẽ có thu hoạch cao.
- Còn biện pháp kỹ thuật có thể áp dụng trong trường hợp có một nguồn hoa nhiều và gần thì phải làm giảm bớt công việc ủ ấm và nuôi ấu trùng cho ong thợ. Có nghĩa là người nuôi ong phải nắm chắc lịch nở hoa để giải quyết việc nhốt chúa không cho chúa đẻ vào đầu mùa hoa. Làm như vậy thì trong thời gian đi thu hoạch mật, ong thợ sẽ không bận vào nhiệm vụ nuôi ấu trùng nữa. Việc này người nuôi ong không thể làm thay con ong được, mà phải áp dụng kỹ thuật điều chỉnh chúa đẻ và cầu ong để có nhiều lỗ trống cho ong đổ mật. Thời gian nhốt chúa tuỳ theo thời gian khai thác rộ nguồn hoa, khi hoa đã đậu quả gần hết thì phải thả chúa ra để chúa tiếp tục đẻ, tăng quân cho đàn.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình