Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Xin hỏi cách thu hoạch mật ong như thế nào cho tốt? Thu hoạch mật theo cách vắt cổ điển có hại gì?
Hiện nay cách thu hoạch mật ong phổ biến là dùng thùng quay mật, sử dụng lực ly tâm để mật ong từ lỗ tổ ong bắn ra ngoài.
Sau khi kiểm tra đàn ong, đàn nào đạt tiêu chuẩn thu hoạch mới tiến hành quay mật. Thông thường vào mùa hoa người ta tính ngày ong làm mật và định kỳ quay mật. Mùa có hoa nở rộ 1 tuần quay mật 1 lần, còn mùa ít hoa thì tuỳ theo thực tế mà định ngày quay mật, có khi người ta khai thác nhanh 3 ngày quay mật 1 lần, như vậy là mật ong còn non.
Để tiến hành quay mật, cần thực hiện các thao tác sau:
- Nơi đặt thùng quay mật nên xa tổ ong ở mức cách li tốt. Tốt nhất là thùng quay mật được đặt trong 1 chiếc màn rộng ngăn không cho ong bay vào thùng quay lấy mật.
- Cầu ong quay mật sau khi lấy ra khỏi thùng dùng dao gót nắp vít lô, chú ý gọt mỏng vừa đủ cắt nắp, không gọt sâu làm vẹt lỗ tổ ong, khi quá tay còn làm hỏng cả bánh tổ.
- Tùy theo thùng quay mà mỗi lần có thể lắp 2 cầu, 3 cầu, 4 cầu ong. Lắp lần đầu quay hết mật mặt bên cầu lại trở sang bên khác để quay mật mặt cầu đối diện. Tốc độ quay mật phải chú ý cho quen tay, tốc độ vừa đủ sức ly tâm văng mật ra thành thùng quay, quay chậm thì mật ong sẽ không văng ra hết, nhưng quay quá nhanh đôi khi văng cả ấu trùng vào mật. Người quay mật phải chú ý quan sát để quay với tốc độ đạt hiệu quả cao.
- Sau khi quay xong mật, cầu ong được trả lại cho đàn theo đúng vị trí cũ của các cầu ong. Chú ý là trước khi quay cầu ong số mấy thì khi trả lại cũng phải đặt cầu ong đúng thứ tự đó.
- Mật ong sau khi quay cần được lọc để loại bỏ các loại phế thải lẫn vào như xác ong, mảnh sáp, bọt bẩn,... rồi đổ vào dụng cụ đựng mật, đậy kín, bảo quản.
Thu hoạch mật theo phương pháp ly tâm là phương pháp có nhiều ưu điểm.
Hiện nay người ta không áp dụng phương pháp thu hoạch mật ong cổ điển là vắt phần bánh tổ có mật để lấy mật. Vìphương pháp vắt có mấy nhược điểm sau:
+ Muốn vắt bánh tổ để lấy mật phải cắt phần bánh tổ đựng mật ra làm hỏng bánh tổ và phần nào còn phải cột gắn vào cầu, phức tạp và chậm chạp.
+ Mật vắt từ bánh tổ có nhiều tạp chất như sáp, trứng, ấu trùng và cả những chất bẩn lẫn vào trong quá trình vắt mật. Mật ong vắt ra còn có cả chất sữa của ong non làm cho mật có màu trắng sữa. Mật này chỉ để dùng không thể bảo quản lâu và khó bán.
+ Vắt mật từ bánh tổ thường không thu hết mật. Miệng bánh tổ sau khi vắt mật người ta còn lấy ăn vì trong đó có nhiều mật.
Như vậy, thu hoạch mật ong theo phương pháp vắt cổ điển có 4 cái hại: thiệt về bánh tổ, giảm quân ong, giảm sản lượng mật và mật ong chất lượng kém. Do đó người nuôi ong nên có thùng quay mật, không áp dụng phương pháp cổ điển này.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình