Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin hỏi trâu bò mắc bệnh lở mồm long móng có những biểu hiện bên ngoài như thế nào? Cách phòng chống?
* Nguyên nhân
Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính có đặc điểm là lây lan nhanh, mạnh và rộng. Loài gia súc có móng quốc chẵn như trâu, bò, dê, cừu, lợn, hươu... đểu mắc bệnh. Bệnh do nhiều chủng virut gây ra như O, A, Asia 1, C... ở trong lạnh virut sống lâu, đun sôi 100 độ C chết ngay trong 15 giây.
* Đường lây truyền:
Bệnh có thể lây trực tiếp do tiếp xúc giữa gia súc khỏe với gia súc mắc bệnh hoặc do gián tiếp qua thức ãn nước uống, dụng cụ chăn nuôi, phân, nước tiểu, nước dãi. Đường tiêu hóa và hô hấp là nơi xâm nhập của mầm bệnh. Trâu bò khỏi bệnh tuy nhìn bền ngoài khỏe mạnh nhưng vẫn mang trùng và thải trùng hàng tháng, làm lây lan dịch bệnh.
* Biểu hiện bên ngoài
Con vật mệt mỏi, ủ rũ, mũi khô, lúc đầu sốt 41 - 42 độ C nhưng chỉ kéo dài 1 - 3 ngày. Sau đó xuất hiện các bọng nước nhỏ bằng hạt đậu, hạt ngô ở quanh lợi, trong khoang miệng, mặt lưỡi và ở bầu vú, núm vú, vành móng, kẽ móng chân. Chỉ sau 1 - 2 ngày là bọng nước vỡ ra, tạo thành các vết lở loét nông, dễ chảy máu. Do bị kích thích nên con vật luôn nhai tóp tép, miệng, mũi sùi nhiều bọt trắng, kéo dài xuống tận mặt đất.
Con vật bị què, khó đứng lên, ngại đi lại, bỏ ăn hoặc kém ăn do khó nhai nuốt. Các vết loét sau vài ngày lên sẹo và hồi phục nhanh. Nếu nhiễm trùng ở chân thì có mủ và long móng ra ngoài nhất là lợn. Bê nghé non dễ chết do không bú được. Nếu là trâu bò cái đang cho sữa thì lượng sữa giám hẳn và sữa biến màu, biến chất.
* Phòng chống bệnh:
- Ở vùng hay có bệnh cần tiêm phòng văcxin. Nhưng không tiêm cho trâu bò trong ổ dịch.
-  Khai báo cho cán bộ thú y.
- Không đưa vào cơ sở trâu bò chưa qua kiểm dịch hoặc sản phẩm gia súc từ vùng có dịch.
* Chữa bệnh:
Không có thuốc chữa tiêu diệt tận gốc căn bệnh mà chỉ dùng các chất có tính chưa bôi sát vào vết thương như dấm ăn, nước vắt quả chanh hoặc thuốc đỏ... để chống nhiễm trùng và làm mau lành vết lở loét.
Nhớ làm vệ sinh và khử trùng chuồng trại khi có bệnh cũng như không có bệnh. Chất sát trùng thường dùng để khử trùng chuồng là xút 2%, formol 2% hoặc nước vôi 10% hoặc các chất sát trùng thích hợp trên thị trường.
 
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình