* Nguyên nhân
Bệnh do một số chủng vi khuẩn Brucella gây ra. Có các chủng gây bệnh riêng cho bò, lợn, dê, cừu. Người thường lây nhiễm từ chủng của dê, cừu. Vi khuẩn có sức để kháng cao, trong thịt ướp lạnh sống được 6 tháng, sữa bảo tồn vi khuẩn được 8 ngày, trong thịt 7 ngày. Sau 70 độ C bị diệt 10 phút. Đun sôi chết sau 30 giây. Các chất sát trùng dễ tiêu diệt được vi khuẩn.
* Đường lây truyền:
Vi khuẩn đi vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa do mầm bệnh theo dịch nhờn âm hộ, qua phân thải ra ngoài mối trường rồi nhiễm vào thức ăn nước uống.
Bệnh cũng lây trực tiếp qua giao phối hoặc qua bú sữa mẹ. Người bị bệnh do uống sữa tươi có vi khuẩn không được tiệt trùng.
Ngoài ra bệnh có thể lây qua việc vắt sữa, bóc nhau của con vật vừa đẻ, qua vết thương ở tay khi tiếp xúc với nước ối, nước tiểu, nhau thai của con vật có bệnh.
* Biểu hiện bên ngoài:
Biểu hiện rõ nhất ở bò cái là sẩy thai, thường vào tháng mang thai thứ 6 - 8. Tuy bị sẩy thai nhưng bò vần có biểu hiện như đẻ bình thường: âm hộ sưng đỏ, tiết nước nhờn, vú căng, có sữa đầu, sụn mông. Sau khi sẩy, bò mẹ vẫn khỏe mạnh. Nếu sẩy vào giai đoạn mang thai sớm thường ra cả bọc thai. Nếu sẩy vào thời kỳ mang thai muộn, thai vẫn ra rau, nhưng hay bị sát nhau. Nước âm hộ chảy ra thường đục, sau khi sảy một vài lần, tử cung dần dần trở lại bình thường và con vật lại động hớn.
Ở con đực, dương vật sưng đỏ, dịch hoàn bị viêm, sưng to, nóng và đau. Con vật sốt, bỏ ăn. thích nằm. Sau đó dịch hoàn cứng dần rồi teo lại, tính đực giảm.
Hiện tượng viêm khớp thường xảy ra kể cả ở những con không bị sẩy thai. Khớp đầu gối sưng to tạo thành cái bìu to bằng nắm tay làm vật đi lại khó khăn.
*Phòng trị bệnh:
Điều trị:
Khi đã chẩn đoán chính xác là bệnh sảy thai truyền nhiễm thì nên giết bỏ con vật có bệnh vì việc chữa bệnh không kinh tế và khó hồi phục khả năng sản xuất của chúng.
Phòng bệnh:
- Không nhập con giống từ nơi có bệnh.
- Trại trâu bò giống phải kiểm tra huyết thanh học định kỳ 2 lần một năm.
- Nếu trong đàn phát hiện thấy có hiện tượng sẩy thai cần cách ly theo dõi để tìm ra nguyên nhân.
Ở nước ta vào giữa thập kỷ 80 có một ổ dịch tại đàn trâu giữa Murah nhập từ Ấn Độ tại tỉnh sông Bé. Sau khi xác định bệnh đã xử lý giết thịt những con có bệnh.
Từ đó đến nay, chưa phát hiện thêm ổ dịch nào nữa trên các trại trâu bò giống cũng như trong cả đàn trâu bò khác.
|