Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin hỏi bệnh xoắn khuẩn ở gia súc có biểu hiện bên ngoài như thế nào? Cách phòng chống?
* Nguyên nhân
Bệnh xoắn khuẩn ở đây được hiểu là một bệnh truyền nhiễm mãn tính của gia súc do các vi khuẩn có vòng xoắn
Leptospira gây ra. Đặc điểm của bệnh là gây sốt dai dẳng, gây hiện tượng vàng da và mỡ, giảm sản lượng sữa, thịt và nếu nặng thì con vật có thể chết.
Xoắn khuẩn bị diệt ở môi trường axit, ở nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời.
* Đường lây truyền:
Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa khi ăn uống phải mầm bệnh hoặc cũng có thể qua vết xây xát ở da.
Chuột là con vật làm lây lan bệnh vì xoắn khuẩn khu trú trong thận của chuột suốt đời mà không giết chuột. Khi chuột đến máng ăn, máng uống ãn thức ãn thừa của trâu bò rồi đái vào đấy... xoắn khuẩn theo nước tiểu của chuột sẽ đi vào thức ăn nước uống đó và gây bệnh cho trâu bò.
Ở những vùng trồng mía thường hay có chuột trong các ruộng mía. Chúng thường thải ra qua nước tiểu xoắn khuẩn ra môi trường đất và nước. Trâu bò ăn uống phải mầm bệnh sẽ phát bệnh.
Người bị bệnh lây bệnh xoắn khuẩn chủ yếu là do bệnh nghề nghiệp như công nhân móc cống rãnh ở các thành phố bị nhiễm xoắn khuẩn có trong nước cống rãnh qua vết xây xát ở da. Ở một vài vùng, nông dân đi làm việc ở ruộng nước cũng có thể nhiễm mầm bệnh qua da. Nói chung bệnh ở người rất hiếm gặp.
* Biểu hiện bên ngoài:
- Thể cấp tính
Rất ít gặp, con vật sốt trong vòng 5-10 ngày, nằm bẹp, bỏ ăn, thở không đều, các niêm mạc mắt, mũi, miệng có màu vàng. Nước tiểu có màu vàng hơi nâu vì lẫn huyết sắc tố của máu. Bò cái dễ sảy thai nhất là ở thời kỳ đầu mang thai, nhau thai tuột theo thai ra ngoài.
Bò sữa thì giảm sản lượng sữa chỉ còn 1/4 so với bình thường, sữa có màu hồng, đỏ hoặc hơi nâu, đôi khi có hạt lấm tấm màu đỏ. Con vật nếu khống chết sẽ hồi phục dần. Thực tế nếu không có bệnh khác ghép vào thì bò rất ít chết vì bệnh xoắn khuẩn.
- Thể mãn tính
Thể này khá phổ biến. Các triệu chứng gần tương tự như thể cấp tính nhưng diễn biến nhẹ nhàng hơn. Con vật không sốt hoặc thỉnh thoảng có một đợt sốt nhẹ khi xoắn khuẩn từ thận tràn vào máu. Con vật vẫn ăn uống đi lại bình thường, tuy nhiên sản lượng sữa, thịt có hơi giảm sút. Các thay đổi của sữa không rõ ràng. Niêm mạc mắt mũi miệng nhợt nhạt hoặc hơi vàng. Đôi khi có sảy thai. Nước tiểu loãng, hơi có màu vàng. Nếu không được chữa trị, con vật cứ thế mà tồn tại với các biểu hiện thất thường về sức khỏe hoặc không rõ ràng.
* Phòng trị bệnh:
Điều trị:
Bệnh có thể chữa được bằng thuốc kháng sinh kết hợp ăn uống bồi dưỡng để nâng cao sức đề kháng của con vật.
Có nhiều loại kháng sinh để điều trị bệnh xoắn khuẩn. Nhưng phải hiểu nguyên lý trong điều trị: các loại kháng sinh thải trừ nhanh ra khỏi cơ thể như Penicillin thì chỉ diệt được xoắn khuẩn trong máu và các tổ chức khác.
Nhưng nó chưa đến được các ống lượn xa của thận để tiêu diệt xoắn khuẩn ở đó thì đã bị đào thải ra ngoài. Vì vậy trong trường hợp này, xoắn khuẩn vẫn tồn tại trong thận và vẫn tiếp tục sinh sôi, gây bệnh cho cơ thể.
Muốn tiêu diệt xoắn khuẩn khu trú trong thận phải dùng các kháng sinh có độ thải trừ chậm như Streptomycin, Kanamycin...
Thường dùng Pen-Strep liều 1g/100 thể trọng tiêm bắp ngày 1-2 lần trong 5-7 ngày liền.
Nên kết hợp tiếp nước có chất điện giải để giải độc cho máu và các thuốc hỗ trợ khác.
Phòng bệnh:
- Tiêm phòng cho trâu bò văcxin phòng bệnh xoắn khuẩn đa giá (6 chương) một năm 2 lần.
- Giữ vệ sinh ăn uống, tránh chuột vầy thức ăn.
- Diệt chuột thường xuyên ở cơ sở chăn nuôi.
Khi có bệnh:
- Cách ly con mắc bệnh.
- Báo cho cán bộ thú y đến xử lý. Chôn gia súc chết con có bệnh cần loại thải phải chôn phủ tạng, thịt luộc chín trước khi phân tán.
- Tẩy uế vệ sinh chuồng trại
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình