Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết bệnh uốn ván có biểu hiện bên ngoài như thế nào? Cách phòng trị?
* Nguyên nhân:
Bệnh do vi khuẩn yếm khí Cl.tetani gây ra. Vi khuẩn có thể sinh nha bào, vi khuẩn có sức đề kháng yếu, chết sau 1 phút ở 100oC, ánh nắng mặt trời tiêu diệt trong 24 giờ, vi khuẩn tạo thành nha bào, thường sống trong phân đất hàng năm.
* Đường lây truyền:
Vi khuẩn và nha bào thường xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương, đặc biệt là các vết thương sâu, kín miệng là điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi và tiết ra độc tố.
Các vết thương do thiến loạn, vết thương do gai góc hoặc các vật nhọn sắc, vết thương ở tử cung sau khi đẻ là điều kiện tốt cho sự xâm nhập của vi khuẩn uốn ván.
Vi khuẩn sinh sản tại chỗ rồi tiết ra độc tố. Độc tố theo máu vào làm tê liệt hệ thần tinh trung ương.
Bệnh không lây truyền từ con này sang con khác.
* Biểu hiện bên ngoài:
Thân nhiệt bình thường hoặc tăng nhẹ, nhịp thở tăng, điệu bộ cứng đờ, dễ bị kích thích, nhai nuốt khó khăn.
Co giật toàn thân, rung cơ, dẫn đến cứng người, đứng dạng chân, duỗi đầu và cổ dướn cao. Thiếu không khí do không thở được, mắt trợn ngược, lỗ mũi dãn ra.
Sự co giật tăng dần đến toàn thân. Lưng thẳng ra, cong vồng lên, cứng đờ, 4 chân duỗi thẳng. Con vật chết sau vài ngày.
* Phòng chống bệnh:
Điều trị
Phải phát hiện và điều trị sớm mới mong có kết quả. Dùng huyết thanh kháng độc tố uốn ván liều cao.
Cho con vật nghỉ nơi yên tĩnh, truyền thức ăn nước uống qua thực quản. Nói chung tùy theo giá trị con vật mà quyết định có nên điều trị hay không.
- Penstep 2Dmg/kg thể trọng
- Ampicillin 1g/50kg thể trọng
- Ampi - kana 1ml/10kg thể trọng
Dùng thêm các thuốc trợ sức và an thần. Mở các vết thương để không khí lọt vào, rửa sạch, bôi thuốc sát trùng.
Tuy nhiên việc điều trị rất khó khăn và ít kết quả khi con vật đã có triệu chứng co giật.
Phòng bệnh:
Khi thiến hoạn, mổ xẻ phải bảo đảm tránh nhiễm trùng uốn ván và các vi khuẩn khác vào vết thương. Nếu con vật quý hiếm có thể tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván rồi tiêm phòng văcxin.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình