Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết bệnh tiên mao trùng của trâu bò có biểu hiện bên ngoài thế nào? Cách phòng trị?
* Nguyên nhân:
Bệnh tiên mao trùng gây ra cho trâu bò là do loại ký sinh trùng đơn bào T.evansi, sống trong huyết tương có thể di động nhờ có đuôi roi. Chúng sinh sôi trong máu, tiết ra độc tố làm suy yếu và có thể giết chết con vật.
Ra khỏi cơ thể con vật, tiên mao trùng nhanh chóng bị tiêu diệt vì điều kiện ngoại cảnh không thích hợp.
* Đường lây truyền:
Bệnh lây truyền theo kiểu cơ học từ con vật bệnh sang con khỏe do sự chích đốt hút máu của côn trùng, chủ yếu là loài mòng hút máu
Bệnh lây truyền theo hai dạng:
- Từ miền núi về miền xuôi: trâu bò sống ở miền núi vốn sẵn cỏ và hợp thủy thổ khí hậu nên một số cỏ mang mầm bệnh trong máu nhưng chúng sống chung được với mầm bệnh và không gây thành bệnh. Khi vận chuyển về đồng bằng, do thay đổi thức ăn, khí hậu và phải làm việc nhiều hơn nên trâu bò suy yếu và bệnh phát sinh.
- Lây truyền tại chỗ: khi đã có một số con phát bệnh thì ruồi mòng sẽ hút máu và đưa mầm bệnh truyền vào các con khác ở xung quanh tạo thành ổ dịch.
Ở nước ta trước đây hay thấy bệnh phát triển vào thời kỳ đông xuân giá rét, thiếu cỏ, làm việc nặng hoặc sau các đợt lũ lụt, cỏ chết thiếu thức ăn...
* Biểu hiện bên ngoài:
Bệnh thường biểu hiện ở thể mãn tính. Trâu bò sốt 40 - 41oC nhưng có cơn sốt gián đoạn, không theo quy luật. Con vật thiếu máu, suy nhược, ỉa chảy kéo dài nhưng vẫn ăn cỏ. Phù thùng là biểu hiện phổ biến: phù nề ở dưới hầu, dưới yếm da cổ, vùng bụng, mí mắt, bìu dái hoặc âm hộ.
Một số ít có biểu hiện cấp tính với các dấu hiệu thần kinh, quay cuồng, run rẩy từng cơn, đi vòng tròn.
Thường thì bệnh kéo dài hàng tháng, con vật nếu không chết thì sự hồi phục cũng chậm chạp và kéo dài.
* Phòng trị bệnh:
Chữa bệnh:
- Azidin 1,18g một ống
Cách dùng: pha thuốc với nước cất vô trùng, thành dung dịch 7% (1 ống 1,18g pha với 7ml nước cất). Tiêm bắp thịt sâu với liều 5ml dung dịch 7% cho 100kg trọng lượng. Nếu tiên lượng lớn thuốc, nên tiêm vào 2 chỗ để tránh đau cho gia súc. Bệnh nặng có thể tăng liều gấp rưỡi hoặc gấp đôi nhưng mỗi trâu bò không quá 4g. Nếu thân nhiệt giảm tiêm nhắc lại sau 24 giờ. Bảo quản: dung dịch pha rồi để trong lọ kín được 5 ngày, để tủ lạnh được 10 ngày. Trước khi tiêm thuốc nên dùng cafein hoặc long não để trợ sức. Đồng thời cho trâu bò nghỉ ngơi, ăn uống và chăm sóc tốt.
- Trypamidium: tiêm bắp thịt làm 2 - 3 nơi theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Naganol Bayer 205: tiêm dưới da, bắp thịt.
Phòng bệnh:
- Trâu bò ở miền núi trước khi đưa về xuôi cần kiểm tra máu phát hiện tiên mao trùng, tiêm thuốc chữa bệnh đồng thời phòng bệnh.
          - Vùng hay có dịch nên tiêm phòng 1 năm 2 lần.
- Sau lũ lụt phải chú ý chăm sóc bồi dưỡng trâu bò và tiêm một trong các thuốc trên để phòng bệnh.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình