Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin cho biết các điều kiện để chế phẩm phân vi sinh vật phát huy được hiệu quả của chúng lên đất và cây trồng?
- Để có phân vi sinh vật trước hết cần phải có chủng vi sinh vật hữu ích có hoạt tính cao (khả năng phân giải lân, cố định đạm, khả năng phân giải xelluloza...), có khả năng cạnh tranh cao với các vi sinh vật khác, chịu đựng những điều kiện khó khăn của môi trường và phát huy hoạt tính đó trong đất.
- Phân vi sinh là chế phẩm của các sinh vật sống, do đó khả năng sống sót và thời gian tồn tại của chúng trên nền cơ chất có vai trò quan trọng. Điều này phụ thuộc vào nhiều đặc tính của mỗi chủng thành phần, điều kiện sống (chất mang). Do đó mục tiêu quan trọng là kéo dài thời gian bảo quản của phân vi sinh.
- Giữa vi sinh vật và cây trồng có mối quan hệ nhất định. Có chủng chỉ sống cộng sinh hay hội sinh với một hoặc một số cây nhất định. Ví dụ Rhizobium, japonicum chỉ sống cộng sinh với cây đậu tương, trong đó Rhizobiumsp có thể tạo nốt sần ở các cây lạc, đậu xanh, đậu đen... Vi khuẩn Rhizobium thường sống hội sinh với các cây hòa hòa thảo lúa, lúa mì, ngô, mía... đôi khi được chủ rễ cây tiết ra các sợi tơ nhầy bao bọc tạo nên một dạng tương tự nốt sần ở rễ cây họ đậu. Hay hội sinh với các cây hòa thảo còn có Azospirillum. Ngoài ra còn có nhiều vi khuẩn cố định dạng nito sống tự do như Azotobacter, Clostridium. Vì vậy khi sản xuất phân vi sinh cần phải ghi rõ đối tượng cây trồng có thể sử dụng được.
- Giữa các chủng vi sinh cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nguwoif ta thấy nếu bổ xung vi khuẩn Azospirillum vào chế phẩm có Rhizobium thì việc hình thành nốt sần của Rhizobium sẽ tăng lên. Bổ sung vi khuẩn phân giải lân vào chế phẩm co Azospirillum sẽ làm tăng hoạt tính cố định nito của Azosperillum. Vì vậy khi sản xuất phân vi sinh pahir nghiên cứu đưa vào chất mang hỗn hợp các vi sinh vật hữu ích nhằm để khai thác, nâng cao chất lượng của phân.
- Các yếu tố: dinh dưỡng,pH thích hợp, nhiệt độ thuận lợi... có vai trò quan trọng trong việc phát triển của vi sinh vật. Trong điều kiện thuận lợi, chúng phát triển nhanh chóng và ngược lại dẫn đến hiệu quả phân bón bị giảm sút. Do đó để phân vi sinh vật được sử dụng rộng rãi người ta thường tuyển chọn các chủng vi sinh có khả năng thích nghi rộng, chịu điều kiện khó khăn của môi trường.
- Sau khi bón phân vi sinh cho cây trồng người ta thấy mật độ vi sinh vật hữu ích tăng rõ rệt, sau đó giảm dần và ổn định trong quá trình cây trồng phát triển. Sau thu hoạch mật độ các chủng vi sinh này giảm và tiến tới cân bằng trong quần thể vi sinh vật đất. Để đảm bao hiệu lực của các chủng VSv hữu ích này và đảm bảo năng suất cây trồng cần phải bón tiếp phân vi sinh vào các vụ trồng tiếp theo.
Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình