Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Xin hỏi bệnh trên cây hoa cúc và cách chữa trị?

Đó là bệnh rỉ sắt, bệnh này do nấm Puccinia sp gây ra. Ngoài phiến lá, nấm bệnh còn tấn công trên cả cuống lá... và đôi khi trên cả vỏ thân cây, nếu nặng có thể làm cho cây bị teo tóp lại. Khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh sẽ phát triển mạnh. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp phòng trị kịp thời vết bệnh có thể phát triển dày đặc trên lá, trên thân, làm cho lá bị vàng úa và rụng sớm, làm cây xơ xác, còi cọc, khó hồi phục. Tình trạng này nếu kéo dài cây sẽ chết.

Trên đồng ruộng, nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trên tàn dư cảu cây bị bệnh từ vụ trước, có thể phát tán trong không khí, vì thế nếu bản thân những ruộng vụ trước hoặc những ruộng xung quanh bị bệnh thì bản thân ruộng đó khó có thể tránh khỏi.

Để hạn chế bệnh, phải chủ động áp dụng kết hợp nhiều biện pháp ngay từ đầu vụ. Sau đây là những biện pháp chính:

- Sau khi kết thúc vụ cần dọn sạch tàn dư cây lá của cây cúc ra khỏi ruộng. Trước khi trồng vụ mới cần cày bừa, xới đất kỹ để tiêu diệt nguồn bệnh đang nằm trong đất.

- Chăm sóc chu đáo, bón phân, tưới nước đầy đủ theo yêu cầu cảu cây, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, có sức chống đỡ bệnh và hạn chế tác hại của bệnh gây ra.

- Khi đã bị bệnh, có thể sử dụng 1 trong những loại thuốc sau: Bayfidan 25EC hoặc 250EC; Bamper 250EC; Anvit 5SC, Sumi-Eight 12.5WP... để phun xịt. Trước khi sử dụng, nhớ đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau khi phun xịt thuốc nên tăng cường bón thêm phân và tưới đủ ẩm cho luống cúc để cây phục hồi nhanh.

Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình