Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Công nghệ Nông thôn
Xin hỏi làm thế nào để tỷ lệ cây ghép đạt được cao?
Cây vải ghép tỷ lệ sống thấp là do hàm lượng thạch anh trong cây cao hàm lượng tinh bột thấp, kết cấu các ống dẫn không được đều đặc, vì vậy khi ghép tỷ lệ thành cây thấp.
Để khắc phục cần chú ý những điểm sau:
- Làm tốt công tác chọn cành ghép và mắt ghép
Chọn cành ghép trên những cây mẹ có năng suất cao, ổn định qua các năm, phẩm chất quả thơm ngon, cây sinh trương sung sức, tán cây có đầy đủ ánh sáng, không bị các cây khác che khuất. Chọn cành đã thành thục, trên cành có nhiều mắt khỏe là cành xuân hay cành thu 1 - 2 năm tuổi.
Trước khi lấy cành ghép nên khoanh vỏ hay dùng dao cắt khoanh đến tận lõi để tập trung được nhiều chất dinh dưỡng.
- Chọn giống gốc ghép
Cần chọn giống sinh trưởng khỏe, chóng lớn về bề ngang và có sức hợp tốt với cành ghép. Không phải bắt cứ giống vải nào cũng ghép được với nhau, mà phải chọn. Thường thì những cây trong cùng nhóm (nhóm vải chín sớm chẳng hạn) dễ ghép với nhau hơn. song cũng có thể ghép các cây khác nhóm với nhau được (giữa giống chín muộn với giống chín sớm chẳng hạn). Về vấn đề này cần được nghiên cứu thêm. Khi cây gốc ghép có đường kính đạt trên dưới 1 cm là ghép được. Trước khi ghép cần tưới đủ nước, tưới phân đạm để bộ rễ cây phát triển, tạo thuận lợi cho việc ghép.
- Thời vụ ghép rất quan trọng
Mỗi phương pháp ghép thường có thời vụ ghép thích hợp riêng. Chủ yếu đảm bảo nhiệt độ trong phạm vi 20 - 30 độ C, độ ẩm không khí 80 - 90% và trời không nắng gắt quá. Thời vụ ghép vải nói chung trong tháng 3 - 4 và 9 - 10 là thích hợp, ghép xong nên dùng một bao nilông thật mỏng bao ra ngoài để giữa ẩm và làm giàn che bóng cho cây ghép. Chú ý không để hơi nước quá nhiều trong túi nilong.
-Kỹ thuật ghép phải nhanh, thành thục
Dao ghép phải sắc, nhát cắt phải ngọt, không xơ. Khi đặt cành ghép hay mắt ghép vào gốc ghép chú ý để tượng tầng 2 bên tiếp xúc với nhau được nhiều. Buộc dây vừa chặt, đều, không nên xiết quá chặt.
Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình