Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Xin hỏi để tăng khả năng đậu hoa, đậu quả cần phải làm gì?
Nên phun các chất dinh dưỡng cho vải vào lúc hoa tàn, vì mấy lý do sau:
- Mùa hoa nở cây huy động rất nhiều dinh dưỡng, sau khi hoa tàn là lúc cây đang khủng khoảngvề mặt dinh dưỡng bởi vậy cần bổ sung kịp thời.
- Lúc này ở dưới đất bộ rễ hoạt động còn yếu vì bị ức chế do hoa nở rộ, đất thiếu nước nên bón phân vào đất rễ cũng chưa có điều kiện để hấp thu.
Phun lên lá lúc này nhằm bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cây giảm bớt rụng quả sinh lý. Thường có thể dùng 0,2% urê thêm 0,1% sufatmagie để phun. Cây có quả nhiều hay cây yếu có thể phun 2- 3 lần. Phun vào buổi chiều mát trời, phun mặt dưới lá (lưng lá) để cây dễ hấp thu vì mặt dưới lá có nhiều khí khổng.
Những loại nguyên tố vi lượng phun cho cây có tác dụng giữ hoa, giữ quả tốt là:
- Kẽm: dùng nồng độ0,5 - 1,0% sufat kẽm để phun cho cây, có tác dụng chống rụng quả và làm cho cây ít hình thành tầng rời.
- Bo: dùng 50ppm axit boric để phun có tác dụng làm tăng tỷ lệ đậu quả lên 2,4 - 4,0 lần so đối chứng. Thí nghiệm cho thấy dùng 60 ppm để phun làm tăng khả năng nảy mầm của hạt phấn và ống phấn kéo dài có lợi cho việc thụ tinh. Nếu dùng 80 ppm thì không có lợi cho sự nảy mầm của hạt phấn, dùng 300 ppm là có hại cho hoa cái. Khi dùng phải chú ý đến nồng độ của bo.
- Molipden: dùng molipdat amôn có tác dụng đối với sự nảy mầm của hạt phấn nhưng nồng độ không nên cao quá 5 ppm. Nếu nồng độ quá cao sẽ có tác dụng ức chế sự nảy mầm của hạt phấn.
Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình