Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Công nghệ Nông thôn
Những giống nhãn đang trồng hiện nay ở nước ta?

Kết quả điều tra bước đầu về giống nhãn (Viện nghiên cứu Rau quả) cho thấy hiện nước ta đang trồng một số giống sau:

- Nhãn lồng: Quả tròn, to gần như quả vải thiều. Trọng lượng quả trung bình 12 - 17g, cùi dày vân hanh vàng, các múi lồng vào nhau rất rõ, trên mặt cùi nhãn có nhiều đường gân nổi xếp chằng chịt có cái như vảy rồng. Hạt màu đen, trọng lượng bằng 2g. Quả ăn giòn và ngọt, thơm mát. Vỏ quả dày, giòn dễ tách, chín sớm. Phần ăn được chiếm 63,25% trọng lượng quả.

- Nhãn cùi: Quả hình cầu hơi dẹt, vỏ không sáng mã mầu vàng nâu. Quả to, trọng lượng trung bình 10 - 15g. Cùi dày thường khô (ráo nước), màu cùi trong hoặc hơi đục. Ăn ngọt vừa. Trọng lượng hạt khoảng 2g, màu đen. Phần ăn được chiếm khoảng 60% trọng lượng quả.

- Nhãn bàm bàm: Quả to gần bằng quả nhãn lồng. Trọng lượng trung bình của quả 12 - 15g. Trôn quả bơi vẹo, vai quả gồ ghề, cùi dày, khô, ăn có vị ngọt nhạt.

- Nhãn đường phèn: Quả nhỏ hơn nhãn lồng. Trọng lượng trung bình 7 - 12g. Vỏ mầu nâu nhạt, cùi tương đối dày, đậm nước, bóc vỏ trên mặt cùi quả có các u nhỏ như cục đường phèn. Ăn ngọt sắc, thơm đặc biệt. Hạt bé, đen nhánh, trung bình nặng 1,5g. Nhãn đường phèn ra hoa muộn hơn nhãn cùi. Chín chậm hơn nhãn cùi 10 - 15 ngày. Phần ăn được chiếm 60,24% trọng lượng quả.

- Nhãn được: Cây thường sai quả, quả nhỏ, trọng lượng trung bình  5-7g, cùi mỏng khó tách khỏi hạt, nhiều nước, hạt to, độ ngọt vừa phải.

- Nhãn thóc: Quả nhỏ, trên chùm nhiều quả. Trọng lượng trung bình 5 -7g, cùi mỏng khó tách khỏi hạt, nhiều nước, hạt to, độ ngọt, độ ngọt vừa phải.

- Nhãn Vĩnh Châu: Giồng này trồng nhiều ở huyện Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) trên vùng đất ven biển bị nhiễm mặn. Cây mọc khỏe, lá to, biên lá gợn sóng. Quả có mầu nâu xanh, nhẵn. Hạt tương đối to, nhiều nước, cùi mỏng, ngọt, khó tách với hạt. Giống này tuy ăn không ngon bằng nhãn cùi hay nhãn đường phèn ở miền Bắc, song có ưu điểm thích nghi với đất xấu, có ảnh hưởng mặn.

- Nhãn tiêu: Giống nhập nội từ Thái Lan vào miền Nam trong những năm gần đây. Vỏ quả vàng nhạt, lấm tấm điểm những chấm sẫm. Quả chỉ to bằng nhãn thóc ở miền Bắc, không có hạt hay có hạt lép như hạt tiêu, đen nhánh. Khi chín cùi dày giòn thơm. Do phẩm chất và hương vị của quả có nhiều uư điểm nên rất được ưa chuộng trên thị trường.

- Nhãn long hạt: Giống nhập nội từ Thái Lan. Quả to gần bằng quả vải thiều. Vỏ quả màu vàng, mỏng, mềm, phẩm chất quả gần giống nhãn tiêu.

Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình