Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Công nghệ Nông thôn
Xin hỏi diễn biến của bệnh nấm hồng trên cây cao su và các biện pháp phòng trừ?

Bệnh nấm hồng trên cây cao su: Bệnh do nấm Corticium Salmonicolor gây hại, thường tấn công phần thân nơi phân cành chính. Triệu chứng dễ nhận thấy là hiện tượng nứt vỏ, mủ chảy dọc thân cây, đông đặc thâm đen. Tại vết bệnh xuất hiện các sợi nấm mọc như mạng tơ nhện, lúc đầu có màu trắng sau đó ngả sang màu hồng. Vết bệnh thường kéo dài lên phía trên khoảng 1m và lây lan qua các cành khác ở trên cao. Nếu quan sát thấy vết bệnh chuyển sang màu hồng thì lúc đó đã rất nặng, phía trên vết bệnh đã bị chết lá khô rụng, gây nên tình trạng cây cụt ngọn. Nếu bệnh nhẹ thì có thể làm mất sản lượng mủ từ 25 - 30%, nhưng nếu nặng thì có thể lên đến 60 - 70%.

Bệnh thường gây hại ở các vườn cây từ 3-12 năm tuổi, nặng nhất lúc 4 - 8 năm tuổi và vào khoảng tháng 6-11 hàng năm. Trong điều kiện mùa mưa bệnh lây lan rất mạnh, mùa nắng thì bệnh ngưng phát triển nhưng vẫn tồn tại mầm bệnh trên cây nếu không phòng trị đúng mức. Trên những vùng đất đỏ thì bệnh này xuất hiện nặng hơn ở vùng đất xám, đất thoát nước kém.

Phòng trị:             

+ Hạn chế trồng giống dễ nhiễm bệnh: Rrim 600, Rrim 507, Rrim 603, Rrim 701,...

+ Nên cắt tỉa bớt các cành ngang không cần thiết, cành bị bệnh đem tiêu huỷ, khai thông mương rãnh thoát nước,...

+ Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm các trường hợp cây bị bệnh chữa trị kịp thời để ngăn chặn khả năng lây lan. Sử dụng các loại thuốc đặc trị nấm hồng như Validan 5DD với nồng độ 1-2 %, phun 7 ngày/lần cho đến khi cây khỏi bệnh.

Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình