Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Công nghệ Nông thôn
Xin cho biết các phương pháp nhân giống nhãn?
Ở nước ta hiện nay có 3 phương pháp để nhân giống đối với  nhãn: Gieo hạt, chiết cành và ghép nhãn.
Mỗi phương pháp có một số ưu điểm và có một số nhược điểm.
- Phương pháp gieo hạt:
Đây là phương pháp khá thông dụng trước đây ở các vùng trồng nhãn truyền thống vì dễ làm, cây có bộ rễ khá phát triển, cây mọc khỏe, có khả năng thích nghi rộng nhất là trồng ở các vùng khô hạn, thiếu nước trong mùa khô.
Cây gieo hạt chậm ra hoa kết quả, thông thường phải 4 - 5 năm, lại biến dị lớn, cây không giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ nên hiện nay phương pháp gieo hạt chỉ dùng cho việc trồng làm cây gốc ghép.
- Phương pháp gieo hạt:
Đây là phương pháp khá thông dụng trước đây ở các vùng trồng nhãn truyền thống vì dễ làm, cây có bộ rễ khá phát triển, cây mọc khỏe, có khả năng thích nghi rộng nhất là trồng ở các vùng khô hạn, thiếu nước trong mùa khô.
Cây gieo hạt chậm ra hoa kết quả, thông thường phải 4 - 5 năm, lại biến dị lớn, cây không giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ nên hiện nay phương pháp gieo hạt chỉ dùng cho việc trồng làm cây gốc ghép.
- Phương pháp chiết cành:
Có ưu điểm là giữ được nguyên được các đặc tính tốt của cây mẹ. Ví dụ: cây mẹ được chon lọc trong vườn có nằn suất cao, năm nào cũng có quả ổn định và phẩm chất quả rất tốt. Cây trồng bằng cành chiết lại chóng ra quả. Nhưng cây chiết không có rễ cái nên bộ rễ không ăn sâu, do đó kém chịu hạn nhất là những vùng trồng mùa khô hiếm nước. Một nhược điểm nữa là hệ số nhân giống không cao, trên một cây mẹ không thể có thật nhiều cây con giống được.
- Phương pháp ghép cây:
Dùng mắt ghép hay cành ghép trên cây mẹ đã được chọn lọc đem ghép lên một gốc ghép để có một cây nhãn ghép. Cây con này tập hợp được các ưu điểm của 2 phương pháp đầu và khắc phục được các nhược điểm của phương pháp gieo hạt và chiết cành. Ví dụ có bộ rễ khỏe, có khả năng thích nghi rộng với điều kiện khí hậu đất đai ở địa phương, lại sớm có quả và giữ nguyên được các đặc tính tốt của cây mẹ (cây ghép nếu chăm sóc tốt năm thứ 3 đã bói quả), hệ số nhân giống lại cao mà không ảnh hưởng đến cây mẹ. Cây nhãn ghép có thể trồng rất tốt ở vùng gò đồi, vùng đất thấp trũng nước trong mùa mưa,...
Ngoài ra nều biết chọn gốc ghép tốt có thể làm cho cây ghép lùn đi thích hợp cho việc trồng dày để có năng suất cao trên đơn vị diện tích, dễ chăm sóc và thu hái.
Trong nghề vườn hiện nay, phương pháp ghép nhãn được coi là hình thức nhân giống chủ yếu, không những ở nước ta mà còn phổ biến ở Trung Quốc, Thái Lan...
Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình