Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Công nghệ Nông thôn
Xin hỏi cách bảo quản quả nhãn như thế nào để giữ được lâu?
Muốn bảo quản quả nhãn được lâu, giữ được ngoại hình phẩm chất tươi ngon cần chú ý đến các khâu sau:
- Chăm sóc cây trước lúc thu hoạch:
Trước khi thu hoạch cần chú ý khâu nước, phân bón đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Trước lúc hái quả một tuần ngừng tưới nước.
- Chọn giống nào để bảo quản:
Không phải tất cả các giống nhãn đều có khả năng cất giữu giống nhau. Nhìn chung, các giống nhãn vỏ dày, cùi khô cất giữ được tốt hơn so với những giống mỏng vỏ, cùi ướt.
- Thời kỳ hái quả vào lúc nào?
Để bảo quản được lâu cần hái đúng độ chín. Không nên để quá chín trên cây rồi mới hái. Vì như vậy quả sẽ nhạt, độ tươi ngon sẽ giảm do đó không giữ được phẩm chất vốn có của giống. Mặt khác hái quả quá độ chín sẽ không cất giữ được lâu. Vì vậy khi hái quả tính sao độ chín vừa đạt 8-9 độ thành thục, bảo quản quả sẽ tốt. Đồng thời khi hái quả phải nương nhẹ, tránh gây các vết thương. Nên hái quả vào ngày mát trời, hoặc vào buổi chiều khi nắng đã nhạt. Tránh hái quả vào ngày mưa, nước trong quả nhiều dễ bị thối. Hái quả vào lúc nắng nóng cũng  không tốt, vì nhiệt độ không khí quá cao, quả hô hấp quá mạnh, không có lợi cho cất giữ và vận chuyển đi xa.
Nên hái cả chùm, tỉa bớt các qyả bệnh và các quả bị các vết thương cơ giới. Rải một lớp mỏng nơi râm mát, sau đó cho vào sọt hay thúng và chở về nơi tập kết để chẩn bị cho vào kho bảo quản.
- Xử lý hóa chất để bảo quản:
Dùng Benlate với nồng độ 0,1%, nhúng quả vào dung dịch rồi với ra, hong khô ở nơi râm mát.
- Bao gói:         
Sau khi xử lý bằng hóa chất có thể cho vào túi giấy, hộp cactông, hoặc sọt tre, hòm gỗ thưa để bảo quản. Trong đó đựng nên lót giấy pôlyêtylen dày 0,02mm để chống ẩm. Mỗi túi có thể chứa 10- 15kg quả; cúng có thể chia thành những túi nhỏ mỗi túi 1kg, 10-15 túi đóng trong mỗi hòm cactông hay sọt tre.
- Bảo quản lạnh quả tươi:
Để giữ cho quả được tươi lâu, sau xử lý và bao gói cho vào kho lạnh càng nhanh càng tốt. Để trong điều kiện nhiệt độ 5 - 10 độ C. Nếu phải vận chuyển đến thị trường thì có thể dùng phương tiện lạnh ở nhiệt độ trên 100C.
Nếu muốn giữ quả một thời gian sau để chế biến thì nên bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn, khoảng 3 - 5 độ C và độ ẩm không khí trên 90%. Trong điều kiện như vậy có thể bảo quản được trong 10 - 15 ngày. Khi đem quả ra khỏi kho lạnh để chế biến tốt nhất phải làm nhanh và không kéo dài quá 4 tiếng đồng hồ sau khi đưa ra khỏi kho lạnh để không ảnh hưởng đến chất lượng đồ hộp.
Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình