Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Xin hỏi đặc điểm và triệu chứng gây hại của các đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu trên lúa vụ Đông Xuân và biện pháp phòng trừ?
Trong điều kiện thời tiết khí hậu vụ Đông Xuân thường xuất hiện các đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu là:
Rầy nâu hại lúa:
- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Rầy nâu có 5 tuổi, tuổi nhở thường gọi là rầy cám, trưởng thành màu xám nâu và có 2 dạnh cánh ngắn và cánh dài. Khi mật độ rầy cánh ngắn xuất hiện cao là báo trước nguy cơ cháy rầy, rầy cánh dài xuất hiện khi các yếu tố thức ăn không phù hợp và thời tiết bất lợi. Rầy nâu thường bám trên thân lúa sát mặt nước, chích hút dịch lúa để sống và hoàn thiện vòng đời. Nếu mật độ rầy nâu thấp cây lúa sinh trưởng kém, lá biến màu xanh vàng. Khi mật độ rầy cao (trên 3000 com/m2) thì cây lúa bị chết và biến màu vàng rơm (lúa bị cháy rầy). Rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vi rút vàng lùn và lùn xoắn lá gây thất thu hoàn toàn năng suất lúa.
- Qui luật phát sinh gây hại: Trong điều kiện thời tiết vụ Đông Xuân rất phù hợp cho quá trính sinh trưởng và phát sinh gây hại của rầy nâu. Vì vậy mật độ rầy thường tăng nhanh và gây cháy rầy trong vụ lúa Xuân. Rầy nâu có thể gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của lúa, nhưng giai đoạn mẫn cảm nhất với rầy nâu là từ giai đoạn lúa đứng cái đến trổ chín.
- Biện pháp phòng trừ rầy nâu:
+ Dùng giống lúa kháng rầy có ý nghĩa quyết định, trong công tác phòng trừ rầy nâu.
+ Cần chú ý gieo cấy tập trung đúng thời vụ và có kế hoạch chủ động trong công tác phòng trừ rầy. Mật độ rầy có thể tăng đột ngột trong thời gian ngắn, vì vậy cần kiểm tra và giám sát đồng ruộng thường xuyên nhằm đưa ra biện pháp phòng trừ kịp thời và hiệu quả.
+ Khi rầy cánh ngắn xuất hiện với mật độ cao là báo trước nguy cơ cháy rầy. Vì vậy cần phun trừ kịp thời rầy nâu bằng một trong các loại thuốc như Trebon 10EC, Bassa 50EC....nồng độ từ 0,15-0,2%. Chú ý rẽ hàng lúa cách nhau 1m và chĩa vòi phun xuống gốc lúa thì hiệu quả mới cao.
Bọ xít hôi (bọ xít dài:
- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bọ xít thường gặp gây hại nặng trên các trà lúa khi bước vào giai đoạn trổ, phơi hoa đến chín sữa. Bọ xít non và trưởng thành dùng vòi chích hút dịch của hạt lúa, làm cho hạt lúa bị thâm đen và lép lửng. Những hạt lúa này khi xay bị đớn và ăn có vị đắng. Tác hại này của bọ xít không những làm giảm năng suất mà còn làm giảm nghiêm trong chất lượng của lúa gạo.
- Quy luật phát sinh gây hại: Bọ xít non và trưởng thành thường hoạt động mạnh và giao phối vào buổi sáng và chiều mát, sau khi mưa trời hửng nắng.
- Biện pháp phòng trừ bọ xít: Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại là những kí chủ phụ của bọ xít. Tập trung cấy đúng thời vụ trên toàn cánh đồng để có kế hoạch theo dõi và chủ động phòng trừ bọ xít. Khi mật độ bọ xít trong ruộng cao có thể dùng một trong các loại thuốc như Bassa 50EC, Trebon 10EC,..nồng độ từ 0.15-0,2% (chú ý không được phun thuốc khi lúa đang phơi hoa). Cần phun phòng bọ xít trước khi lúa trổ khoảng 5-7 ngày, hoặc dùng bẫy bả để tiêu diệt bọ xít khi lúa đang phơi hoa.
Bệnh đạo ôn hại lúa:
- Triệu chứng bệnh: Bệnh phát sinh gây hại trong tấ cả các giai đoạn sinh trưởng của lúa và hai trên nhiều bộ phận của cây như lá, cổ bông, thân, gié lúa, hạt và bẹ lá. Trên lá lúa vết bệnh đầu tiên là các chấm nhỏ mày vàng nhạt. Ban đầu vết bệnh hơi tròn hoặc hình bầu dục, sau phát triển thành hình thoi, ở giữa có màu xám tro, viền vết bệnh có màu vàng nhạt. Trong trường hợp bệnh nặng, các vết bệnh liên kết lại với nhau làm cho lá lúa bị cháy khô. Khi gặp độ ẩm cao (trời mưa phùn hoặc có sương mù) thì trên vết bệnh xuất hiện lớp nấm mốc màu xám xanh. Khi bẹ lá bị bệnh nặng sẽ làm cho toàn ruộng lúa bị tàn lụi nhanh chóng. Trên đốt thân và cổ bông vết bệnh có màu đen hoặc xám đồng thời hơi lõm xuống làm cho bông lúa bị gãy gục (giai đoạn sau trổ). Vết bệnh trên hạt thường hình trong hoặc không định hình.
- Biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn: Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng nước nóng 54 độ C trong 10-15 phút. Vệ sinh đồng ruộng bằng cách dọn sạch tàn dư và ký chủ phụ của nấm bệnh trên đồng ruộng sau khi thu hoạch. Những nơi thường xảy ra dịch bệnh đạo ôn cần chú ý bố trí cơ cấu giống phù hợp, ưu tiên các giống lúa kháng bệnh đạo ôn, bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm. Khi bệnh xuất hiện thì ngừng bón thúc đạm, kết hợp bón vôi bột và tro bếp theo tỷ lệ 2:3, bón từ 3-5kg/sào vào buổi sáng. Khi bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch cần dùng một trong các loại thuốc sau để phun trừ: Kitajin 50EC, Fujioan, Hinosan,....nồng độ từ 0,15 - 0,2%.
Lưu ý: Ngoài các đối tượng sâu bệnh chủ yếu nêu trên, trong vụ lúa Đông Xuân cần chú ý các đối tượng như: sâu phao, sâu cuốn lá nhỏ, ruồi đục lá, sâu đục thâm , bệnh nghẹt rễ lúa, bệnh khô vằn, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen,....
Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình