- Bệnh khô vằn: Bệnh khô vằn phát triển mạnh từ giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng và gây hại đến cuối vụ. Khi cây bị nặng sẽ làm khô dảnh và lá làm giảm diện tích quang hợp, làm hại lúa bị lửng lép, giảm năng suất. Bệnh thường hại nặng trên ruộng cấy dày, lá xanh tốt rậm rạp, bón đạm muộn. Thời tiết nắng mưa xen kẽ là điều kiện thích hợp cho bệnh lây lan, phát triển nhanh. Khi ruộng bị bệnh nêm dừng bón phân hóa học, phân bón lá và kích thích sinh trưởng. Ruộng có trên 20% khóm, dảnh bị bệnh, đặc biệt là khi vết bệnh lây lan lên 3 lá trên cùng thì phải tiền hành phun thuốc phòng trừ. Dùng một trong các loại thuốc Lervil 5 SC ; Jinggang meisu 3 SL, 5 WP ; Tilvil 50 SC ; Vilusa 5.5 SC, Aloannong 50SL, Validacin 5SL, ... phun theo hướng dẫn trên bao bì.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Hai bệnh này thường phát sinh từ giai đoạn lúa làm đòng và phát triển gây hại đến cuối vụ, đặc biệt bệnh hại nặng sau những trận mưa dông và trên những ruộng bón nhiều đạm. Khi bệnh phát sinh, gây hại nặng làm giảm diện tích quang hợp và ảnh hưởng lớn tới năng suất lúa.
Để hạn chế bệnh, cần bón cân đối phân NPK, không bón đạm muộn, thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm và phòng trừ các ổ bệnh. Ruộng bị bệnh phải dừng ngay việc bón phân hóa học, phân bón là và các chất kích thích sinh trưởng, sử dụng một trong các loại thuốc: Sansai 20WP, Sasa 20WP, Starner 20WP, Xanthmox 20WP,...phun phòng trừ để tránh lan trên diện rộng.
|