Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Thời điểm gây hại lúa của sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn và cách phòng trừ hiệu quả nhất?
* Sâu cuốn lá nhỏ (Medinalis Guennee) thường gây hại khi lúa đẻ nhánh tời khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là gai doạn lúa đẻ nhành làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao, mưa nắng xen kẽ thì sâu thường phát sinh nặng.
Biện pháp phòng trừ là:
- Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại là nơi trú ngụ qua đông.
- Nên cấy mạ với mật độ vừa phải và có chế độ bón phân hợp lý.
- Nên bẫy đèn diệt bướm và thường xuyên kiểm ra đồng ruộng. Khi sâu non có mật độ 9-12com/m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh), 6-9 con/m2 (lúa làm đòng) cần phun thuốc.
- Dùng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WP, Sumithion 50EC, Karate 2.5EC,....phun khi sâu còn tuổi 1-2, sâu đã lớn cần phá bao lá trước khi phun mới có hiệu quả.
* Sâu cuốn lá lớn (Parnara guttata Bremer et Grey). Thường gây hại lúc lúa đứng cái; vùng trung du và miền núi bị hại nặng hơn đồng bằng.  Những năm mưa nhiều, thời tiết mát mẻ, sâu thường phát sinh nặng.
Biện pháp phòng trừ là:
Gieo cấy lúa với mật độ vừa phải và chăm sóc, bón phân hợp lý. Ruộng bị hại nặng có thể dùng rào tre kéo phá vỡ tổ rồi phun thuốc Regent 800WG, Padan 95SP hoặc Karate 25EC để diệt sâu non. Sau khi phun thuốc cần chăm sóc tốt để lúa nhanh hồi phục.
Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình