* Rầy nâu: Thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, độ ẩm cao, mưa nắng xen kẽ và cấy nhiều giống nhiễm rầy thường phát sinh gây hại nặng. Rầy xâm nhập vào ruộng lúa ngay tử khi mới cấy và hại cả trên mà. Lúc cao điểm rầy phát sinh với mật độ cao và gây hại nặng vào giai đoạn lúa trổ xong, ngậm sữa và bắt đầu chín. Ở miền Bắc, mùa đông lạnh nên có 2 đỉnh cao và gây cháy rầy vào các tháng như: tháng 5 (vụ Xuân) và cuối tháng 9 đầu tháng 10 (vụ Mùa) trùng với giai đoạn lúa trổ- ngậm sữa. Rầy nâu còn là véc tơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa.
Biện pháp phòng trừ hiệu quả đó là:
- Sử dụng giống kháng rấy nâu.
- Cấy dày vừa phải, bòn phân cân đối, thả vịt vào ruộng lúa để diệt rầy. Khi mật độ rầy càm từ 18-27 com/khóm lúa thì cần phun thuốc diệt rầy.
- Dùng các loại thuốc Bassa 50EC, Regnent 800WP, Trebon 20ND, Mipcin 20WP, rạch hàng lúa để phun. Nếu dùng Actara 25WG thì không cần rạch hàng, nhưng vẫn phải tập trung vào gốc lúa.
* Rầy lưng trắng: Gây hại cùng với rầy nâu, nhưng trong cùng lứa thì rầy lưng trắng phát sinh rộ sớm hơn. Rầy non có màu trắng hoặc nền trắng cùng các vết xám đậm. Thường hại nặng trên các giống lúa nhiễm rầy, lúa lai, lúa thâm canh cao, cón nhiều đạm, ruộng lúa cấy dày, rậm rạp. Rầy lưng trắng thường có mật độ cao, gây hại vào giai đoạn lúa làm đòng. Ở vùng lúa của Đồng bằng sông Hồng một năm có 6-7 lứa. Quan trọng là lứa tháng 4 và cuối tháng 8 đầu tháng 9 trùng vời các giai đoạn trên.
Biện pháp phòng trừ:
- Sử dụng giống kháng, cấy dày vừa phải, bón phân cân đối, thả vịt vào ruộng lúa diệt rầy.
- Thường xuyên điều tra đồng ruộng để khi phát hiện mật độ rầy cám từ 18-20con/khóm lúa thì phải phun thuốc.
- Dùng thuốc Bassa 50EC, Mipcin 20WP, Trebon 20ND, Regenr 800WG.....Khi phun thì cần rạch hàng lúa để phun. Nếu dùng Actara 25WG thì không cần rạch hàng lúa.
|