Lùn xoắn lá lúa có liên quan chặt chẽ với tình hình phát sinh phát triển của rầy nâu (rầy nâu là môi giới truyền bệnh). Vì thể khi rấy nâu chưa được khống chế thì khả năng xuất hiện của bệnh vẫn còn tiềm ẩn trên đồng ruộng.
- Triệu chứng điển hình nhất của cây bị bệnh là: cây thấp lùn (lá vẫn còn giữ được màu xanh), lá bị xoắn, sinh trưởng chậm và khó trổ bông.
+ Thấp lùn: Cây lúa bị lùn do tăng trưởng chậm cả về chiều cao cây và bề dài lá, đây là biểu hiện rõ rệt và ổn định, giúp nhận biết dễ dàng cây bị bệnh trên đồng ruộng.
+ Xoắn là: Lá lúa vẫn giữ màu xanh bình thường, nhưng bị xoắn lại thành nhiều vòng theo hình lò so hoặc trôn ốc (giống hình mũi khoan). Những là đã già hoặc bánh tẻ mới bị nhiễm bệnh thì thường chỉ bị xoắn nhẹ ở phần đỉnh, những là non mới sinh ra đã bị bệnh thì bị xoắn tít lại như lò xo, ngoài ra lá bệnh có thể bị rách ở mép thành những đoạn ngắn có hình chữ V hoặc răng cứ, mặt lá nhăn nhúm, mép là biến màu thành dải sọc trắng, gân phiến là và phía trên bẹ lá bị sưng từng đoặn ngắn và biến màu.
+ Hình dáng bụi lúa bệnh: Bụi lúa bệnh có vẻ thô cứng và có xu hướng đẻ nhánh nhiều hơn cây lúa bình thường. Cây bệnh thường mọc ra nhiều chồi đốt ngang thân, trổ bông muộn hơn cây bình thường và thường trổ không thoát, nếu trổ thoát thì bông cũng ngắn và lép nhiều.
Bệnh do siêu vi trùng (vi rút) gây ra. Cũng giống như bệnh vàng lùn cây lúa, bệnh được lan truyền thông qua tuyến nước bọt của con rầy nâu bằng cách rầy nâu chích húy dịch của cây lúa đã bị bệnh và truyền vi rút cho cây khỏe làm cho cây khỏe bị nhiễm bệnh. Bệnh không lan truyền qua đất, nước, hạt giống và không khí.
Đây là một bệnh do vi rút nên chưa có thuốc để chữa trị. Vì thế để hạn chế bệnh thì cần áp dụng một số biện pháp sau:
- Sau khi thu hoặc lúa cần có biện pháp để diệt lúa chét (đặc biệt là ở những ruộng vừa bị bệnh), vệ sinh đồng ruộng, chú ý diệt những loại cỏ dại là kí chủ phụ của bệnh.
- Thường xuyên kiểm tra ruộng lúa để phát hiện sớm rồi nhổ bỏ và tiêu hủy kịp thời những cây lúa đã bị bệnh để hạn chế lây lan.
|