Bệnh hoa cúc là hại lúa do nấm Ustilaginoidea vierens gây ra. Nấm gây bệnh phát triển trong hạt lúa, làm cho hạt lúa phồng lên và tách vỏ ra, đồng thời biến toàn bộ hạt lúa thành một khối bột phấn, lúc đầu màu xanh hay vàng hồng, sau biến thành màu vàng nhạt rồi vàng đậm. Khi chín, hạt gạo bị bệnh không còn nữa mà thay vào đó bằng một khối nấm, hình dáng bất kỳ, có thể có hình tròn hay hình bầu dục, chiều dài 6-10mm, đường kính 4-8mmm. Mặt ngoài khối nấm có thể trơn nhẵn. Khối bột phấn này chính là bào tử của nấm bệnh. Trời khô, khối bào từ này sẽ bung ra và phát tán trên đồng ruộng.
Bệnh không xâm nhiễm ở lá và thân, mà xâm nhập vào hạt ngay từ khi cây lúa ôm đòng, sau khi trổ mới thấy rõ triệu chứng trên hạt.
Bệnh phát triển nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, nếu trời trong, nắng nhẹ liên tiếp sẽ thích hợp cho bệnh phát triển. Thực tế cho thấy những ruộng bón phân đạm quá nhiều sau khi lúa trổ bông cũng dễ làm cho bệnh phát triển.
Để hạn chế tác hại của bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Thông qua lý lịch giống hoặc qua kinh nghiệm thực tế ở những vụ trước nên chọn những giống lúa ít bị nhiễm bệnh để gieo cấy.
- Sau mỗi vụ thu hoặc dọn sạch rơm rạ, cỏ rác trên ruộng. Trớc khi xuống giống thì cần cày bừa kĩ ruộng để chôn vùi bớt nguồn bệnh.
- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali. Không nên bón tập trung nhiều phân đạm vào thời kỳ sai khi lúa đã trổ.
- Hiện tại chưa có không thuốc đặc hiệu để trị bệnh này. Tuy nhiên qua kinh nghiệm của một số nông dân và cán bộ kĩ thuật thì nếu dùng thuốc Score 250ND phun 2 lần (lần 1 trước khi lúa trổ) và lần 2 (khi lúa vào chắc) thì tỷ lệ hạt bị hại chỉ còn chưa đến 10% so với những ruộng không phun thuốc.
|