Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bệnh hoa cúc hại lúa là do nguyên nhân gì? Làm thế nào để phòng trừ hiệu quả?

Bệnh hoa cúc là hại lúa do nấm Ustilaginoidea vierens gây ra. Nấm gây bệnh phát triển trong hạt lúa, làm cho hạt lúa phồng lên và tách vỏ ra, đồng thời biến toàn bộ hạt lúa thành một khối bột phấn, lúc đầu màu xanh hay vàng hồng, sau biến thành màu vàng nhạt rồi vàng đậm. Khi chín, hạt gạo bị bệnh không còn nữa mà thay vào đó bằng một khối nấm, hình dáng bất kỳ, có thể có hình tròn hay hình bầu dục, chiều dài 6-10mm, đường kính 4-8mmm. Mặt ngoài khối nấm có thể trơn nhẵn. Khối bột phấn này chính là bào tử của nấm bệnh. Trời khô, khối bào từ này sẽ bung ra và phát tán trên đồng ruộng.

Bệnh không xâm nhiễm ở lá và thân, mà xâm nhập vào hạt ngay từ khi cây lúa ôm đòng, sau khi trổ mới thấy rõ triệu chứng trên hạt.

Bệnh phát triển nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, nếu trời trong, nắng nhẹ liên tiếp sẽ thích hợp cho bệnh phát triển. Thực tế cho thấy những ruộng bón phân đạm quá nhiều sau khi lúa trổ bông cũng dễ làm cho bệnh phát triển.

Để hạn chế tác hại của bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Thông qua lý lịch giống hoặc qua kinh nghiệm thực tế ở những vụ trước nên chọn những giống lúa ít bị nhiễm bệnh để gieo cấy.

- Sau mỗi vụ thu hoặc dọn sạch rơm rạ, cỏ rác trên ruộng. Trớc khi xuống giống thì cần cày bừa kĩ ruộng để chôn vùi bớt nguồn bệnh.

- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali. Không nên bón tập trung nhiều phân đạm vào thời kỳ sai khi lúa đã trổ.

- Hiện tại chưa có không thuốc đặc hiệu để trị bệnh này. Tuy nhiên qua kinh nghiệm của một số nông dân và cán bộ kĩ thuật thì nếu dùng thuốc Score 250ND phun 2 lần (lần 1 trước khi lúa trổ) và lần 2 (khi lúa vào chắc) thì tỷ lệ hạt bị hại chỉ còn chưa đến 10% so với những ruộng không phun thuốc.

Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình