Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Bệnh von hại lúa là do nguyên nhân gì? Làm thế nào để phòng trừ hiệu quả?

Bệnh von hại lúa do nấm Fusarium moniliforme gây ra. Bệnh có thể xuất hiện và gây hại từ khi cây lúa còn ở giai đoạn mạ cho đến lúc thu hoạch.

Triệu chứng chung nhất của cây bị bệnh lúa von là cây phát triển cao vọt, còng quèo, từ mầu xanh lục lá lúa chuyển dần sang mầu xanh nhạt rồi vàng gạch cua, cứng giòn và chết nhanh chóng. Lóng thân cây bệnh phát triển dài ra, thường mọc nhiều rễ phụ ở đốt (rễ gió) và có thể thấy lớp phấn trắng phớt hồng bao quanh đốt thân và vị trí xung quanh đốt thân. Đôi khi cây bị bệnh cũng cho bông, nhưng tỷ lệ hạt lép rất cao. Hạt bị bệnh thường bị lép lửng, vỏ hạt màu xám, nếu thời tiết ẩm ướt trên vỏ hạt có thể xuất hiện lớp phấn trắng phớt hồng, nếu thời tiết khô trên đốt thân và vỏ hạt có nhiều chấm nhỏ li ti màu xanh đen…

Nấm bệnh có thể phát triển được ở nhiệt độ 10-37oC (thích hợp nhất là từ 24-32oC). Trên đồng ruộng bào phân tử bi sinh có thể tồn tại và giữ sức sống ở trong đất từ 4-6 tháng. Nấm tồn tại chủ yếu ở dạng sợi va bào tử hữu tính trên tàn dư của cây bị bệnh, ở trong đất cà ở trong phôi hạt giống. Bệnh thường phát sinh phát triển từ 24-32oC, độ ẩm cao và ánh sáng yếu. Nấm bệnh gây hại và tồn tại trong hạt. Bệnh có thể lây truyền qua không khí, qua tàn dư của cây bị bệnh vụ trước (rơm rạ), nhưng chủ yếu là qua hạt giống, vì thế muốn hạn chế bệnh rất cần phải xử lý hạt giống trước khi gieo hạt.

Các bộ phận ở phía dưới mặt đất của cây như rễ, gốc thân dễ bị nhiễm bệnh hơn các bộ phận ở phía trên mặt đất của cây như bẹ lá, đốt thân. Thực tế đồng ruộng cho thấy ở giai đoạn mạ và thời kỳ lúa con gái thường bị nhiễm bệnh mạnh nhất.

Để hạn chế tác hại của bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

- Không lấy hạt lúa ở những ruộng, những vùng đã bị bệnh làm giống cho vụ sau.

- Xử lý hạt giống bằng nước nóng 54oC hoặc dùng một trong các loại thuốc trừ bệnh như Bendazol 50 WP, Cabenzim 50 WP, Derosal 50 SC, Carben 50 WP, Bavistin 50 SC, Mancozeb 80 WP… pha chế với tỷ lệ cứ khoảng 20 - 30ml (hoặc gram) thuốc pha vào 10 lít nước rồi cho hạt giống vào ngâm từ 24 - 36 giờ, vớt ra ngót bằng nước sạch, sau đó đem ủ bình thường để diệt nấm trên vỏ hạt. Cũng có thể sử dụng những loại thuốc trên để phun xịt trừ nấm bệnh trên cây.

- Với lúa cấy khi nhổ mạ cần chú ý tránh làm đứt chồi mạ, tránh làm đứt rễ mạ, tránh giập nát cây mạ, để hạn chế cửa ngõ xâm nhập của nấm bệnh vào bên trong cây.

- Kiểm tra ruộng lúa thường xuyên để phát hiện và nhổ bỏ kịp thời những cây bị bệnh đem ra khỏi ruộng tiêu hủy.

- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali để cây sinh trưởng, phát triển tốt cũng có tác dụng làm giảm bớt sự nhiễm bệnh của cây.

Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình