Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết bệnh bạc lá lúa là như thế nào? Làm thế nào để phòng trừ hiệu quả?

Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomanos oryzae gây ra, là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trên cây lúa. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm nên ở các tỉnh phía Bắc thường xuất hiện từ tháng 3 trở đi, gây hại ở cả 2 vụ lúa trong năm, trong đó nặng nhất là các trà lúa vụ mùa, đặc biệt vào các thời kỳ hay có giông, bão. Các giống lúa thuần, lúa lai Trung Quốc rất dễ bị nhiễm bệnh. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở các mép lá, cháy dẫn từ đầu chóp xuống (nên còn gọi là bệnh chát lá), làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây; nhẹ thì làm cây sinh trưởng, phát triển kém, còi cọc, đẻ nhánh yếu, giảm năng suất, nặng thì làm các lá bị cháy, đặc biệt còn làm cháy lá đòng khiến hạt bị lép lửng, chất lượng gạo kém, giảm năng suất nghiêm trọng từ 25-50%, thậm chí gây thất thu hoàn toàn.

Nguyên nhân dẫn đến cây lúa bị bệnh bạc lá thường do thời tiết nóng ẩm, mưa gió lớn xảy ra trong thời kỳ lúa cần quang hợp cao, do đất làm không được ngấu, cây lúa bị bệnh vàng lá sau tiết lập thu được bón thêm phân để cấp cứu vàng lá, cây lúa ra lớp rễ mới phát triển lá non khi gặp mưa dông dễ nhiễm bệnh bạc lá, bệnh rất mẫn cảm với lượng đạm dư thừa trong lá, do đó những ruộng bón nhiều, bón muộn, bón lai rai, bón không cân đối giữa đạm, lân và kali, chăm sóc, thâm canh không đúng kĩ thuật,...đều làm cho cây lúa dễ mắc bệnh bạc lá.

Trong quá trình nhổ cấy, vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống dẫn nhựa của cây thông qua các vết thương cơ giới do bị đứt rễ hoặc lá lúa bị tổn thương. Vi khuẩn thường tụ tập thành những giọt keo đọng lại ở mép lá hoặc đuôi lá vào buổi chiều và dễ lây lan ra các cây lúa khỏe mạnh khác nhờ gió thổi đánh tan các giọt vi khuẩn này.

- Biện pháp phòng trừ: Do chưa có thuốc đặc trị bệnh bạc lá, nên cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh là chính, tập trung vào một số điểm sau:

- Chọn các giống chịu tốt với bệnh bạc lá để bố trí mùa vụ cho thích hợp, đặc biệt là gieo cấy trong vụ mùa. Được biết, trong những năm gần đây chúng ta đã sản xuất thành công một số giống lúa chống chịu hoặc kháng được bệnh bạc lá dựa trên công nghệ chuyển gen như: các giống Bắc thơm số 7, Bắc ưu 253, HYT 103, VL45, Bắc ưu 025 và một số giống khác được đưa vào cơ cấu gieo trồng trong tỉnh và khuyến cáo các địa phương khác sử dụng cho kết quả tốt.

- Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp kĩ thuật trong thâm canh sau:

- Làm đất kĩ, đủ ngấu và bón vôi từ 15-20kg/sào Bắc bộ để tránh ngộ độc rễ nhiễm bệnh vàng lá khi lúa đang đẻ sai tiết lập thu.

- Cấy mạ đủ tuổi, bón phân cân đối NPK và phân tổng hợp NPK có hàm lượng kali cao. Chú ý bón nặng đầu, nhẹ cuối (bón lót sâu, bón thúc sơm hết lượng đạm và kali), nhất là các giống dễ nhiễm bệnh bạc lá, không bón kali giai đoạn lúa đứng cái vì vậy lại huy động đạm lên dễ bị bạc lá. Với các giống chất lượng, nên cấy lùi thời vụ (25-30/7) để lúa trổ sau 25/9 đến trước 5/10, sát tiết Hàn lộ nhiệt độ giảm, thời tiết mát sẽ đỡ bị nhiễm bệnh hơn.

- Phun thuốc phòng chống bệnh bạc lá ngay sau khi có đợt mưa dông lớn, khi trên ruộng chưa xuất hiện các vết bệnh trên lá bằng các loại thuốc: Stanner 20WP, Xanthomix 20WP...vào sáng sớm hoặc chiều mát. Chỉ phun thuốc trừ bệnh khi thật cần thiết với một số loại thuốc như: Stanner 20WP, Batuxit, Bactocide 12WP, Kasumin...

Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình