Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Cây lạc ở trong giai đoạn ra hoa đến khi quả (củ) chín, trên lá thường xuất hiện những đốm có đường kính từ 5-7mm màu nâu hay đôi khi màu đen. Các đốm liên kết với nhau làm lá bị cháy nên năng suất giảm nhiều. Xin hỏi đó là bệnh gì? Cách phòng trị thế nào?
Đó là bệnh cháy lá do 2 loại nấm Cerecospora gây nên. C. personata Ell gây nên các đốm lá có màu nâu đen và C. arachidicola Horn. Gây nên các đốm lá có màu nâu. Bệnh phát triển và tấn công dữ dội khi có điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Vết bệnh có thể xuất hiện trên cuống lá, thư đài và trên thân nữa. Các vết bệnh trên thân có thể biến thành các vết loét khi bệnh nặng. Bệnh thường xuất hiện từ khi ra hoa cho đến lúc trái chín. Bệnh làm giảm nhanh diện tích lá, nên làm khả năng quang hợp giảm kéo theo làm giảm trọng lượng của hạt. Bệnh không làm chết cây nhưng nếu bệnh xuất hiện càng sớm thì năng suất càng giảm. Bệnh có thể làm giảm năng suất tới 30%. Bệnh phát triển mạnh khi cây sinh trưởng yếu.
Biện pháp phòng trị bệnh:
- Nên áp dụng luân canh với bắp, lúa, mía.
- Vệ sinh đồng ruộng, gom các dư thừa bị bệnh đốt bỏ vì nấm tồn tại trong đất qua các dư thừa này.
- Chọn giống ít nhiễm bệnh.
- Khi bệnh xuất hiện, phun một trong các loại thuốc như dung dịch Bocđô 1%, Dithan M 45, Derosal 50 SC, Score 250 EC tưới từ 0,2-0,4%.
Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình