Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Công nghệ Nông thôn
Sâu đục bên trong quả đậu xanh, thải phân ra ngoài. Xin hỏi có phải là do sâu xanh có lông gây hại không?
Sâu xanh có lông thường ở bên ngoài trái, thò đầu vào bên trong ăn hạt rồi sau đó bỏ đi sang ăn trái khác. Sâu đục bên trong trái đậu xanh, thường nhiều con cùng thải phân ra ngoài nhìn rất dơ, đó chính là sâu đục trái Maruca testulalic. Bướm có màu nâu đậm, giữa cánh trước có một vệt màu trắng ; cánh sau màu trắng bóng có bìa màu đen, thân dài 10 - 13 mm. Ấu trùng màu trắng hơi nâu trên lưng mỗi đốt có sáu đốm vuông cạnh hay bầu dục màu nâu đậm. Trứng được đẻ trên hoa, đài và trái non. Sâu non kết hoa dại, ăn phá bên trong hoặc đục vào bên trong trái non, chất phân thải làm trái bị dơ, dễ rụng. Do sâu nằm sâu trong trái nên khó phòng trị. Nhộng làm trong các kẹt lá khô. Loài này xuất hiện nhiều trong mùa mưa.
Biện pháp phòng trừ tốt nhất đó là:
Nên trồng sớm, không nên xen canh với các cây cùng họ đậu như đậu xanh, đậu đũa, đậu trắng, đậu đen. Xịt các loại thuốc gốc cúc có tính phân huỷ nhanh trong giai đoạn trưởng thành trái như: Cyperan 10 EC, Cyper 25 EC, Arrivo 10 EC, Peran 10 EC, Agroperin 10 EC, Tigifast 10 EC, … với nồng độ 5 - 10 cc / bình 8 lít trước giai đoạn ra hoa hoặc lúc tạo trái non.
Lưu ý: Để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, nên ngưng xịt thuốc vài ngày trước khi thu hoạch.
Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình