Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Công nghệ Nông thôn
Giống dưa chuột của Thái Lan, không rõ tại sao khi dây leo vừa kín giàn, sau một vài trận mưa làm ẩm ướt đất thì tự nhiên thấy một số cây dưa bị héo vào buổi trưa, nhưng đến đêm và sáng ra lại thấy cây tươi trở lại. Rồi chỉ sau vài ngày không thấy cây dưa tươi trở lại vào ban đêm nữa. Cây dưa bị héo rũ xuống rồi chuyển dần sang màu vàng. Có người nói giống dưa leo Thái Lan thường hay bị như vậy. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để phòng trị hiệu quả không?

Theo mô tả thi vườn dưa chuột đã bị nhiễm bệnh héo vàng. Bệnh này do nấm Fusarium sp. gây ra (là chính) ngoài ra tùy theo từng vùng còn có thể có nấm Pythium hoặc một vài loại nấm khác tham gia. Những loài nấm này thường tồn tại trên mặt đất đất của vườn dưa.

Bệnh có thể gây hại cho cây dưa từ khi còn nhỏ cho đến lúc thu hoạch quả trở đi, nhưng thường gây hại nhiều từ khi cây dưa leo kín mặt giàn, nhất là lại gặp điều kiện thời tiết nóng ẩm trong mùa mưa, làm cho ruộng dưa bít bùng, ẩm thấp, ẩm độ trong giàn dưa tăng cao, vì những loại nấm này rất thích điều kiện nóng ẩm.

Ban đầu vết bệnh chỉ là những vết thâm nhỏ xuất hiện trên thân cây dưa (đoạn gần với mặt đất) sau đó cứ lan rộng dần ra xung quanh và theo chiều dọc của thân cây, làm cho cây dưa bị héo nhẹ vào những lúc trời nắng nóng. Đến chiều mát và ban đêm cây dưa lại tươi dần trở lại, sáng ra cây dưa lại “tươi tỉnh” như bình thường, thế nhưng đến trưa cây lại bị héo. Tốc độ gây hại của bệnh rất nhanh, chỉ vài ngày sau khi bệnh xuất hiện là cây đã bị bệnh rất nặng, làm cho lá dưa bị vàng dần, héo rũ xuống và không thể “tươi tỉnh” trở lại vào ban đêm nữa.

Để hạn chế tác hại của bệnh, các bạn có thể áp dụng, kết hợp một số biện pháp sau:

- Lên liếp cao, thiết kế liếp có hình mai rùa để nước không bị đọng lại trên liếp lâu dài mỗi khi có mưa nhiều hoặc sau khi tưới đẫm nước, tạo cho mặt liếp được khô ráo.

- Nên trồng thưa hơn bình thường một chút để vườn dưa không bị bít bùng, ẩm thấp.

- Tỉa bỏ lá già dưới gốc tạo cho vườn dưa thông thoáng, khô ráo.

- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali. Nên tăng cường phân hữu cơ hoai mục và phân kali.

- Sau mỗi đợt mưa kéo dài, nếu đất bị đóng váng, bí, nên xới nhẹ phá váng.

- Nấm xâm nhập được vào bên trong cây dưa thường thông qua các vết thương cơ giới do tuyến trùng hoặc những loại côn trùng sống trong đất tạo ra. Vì thế có thể dùng thuốc Basudin, Regent, Furadan dạng hột rải xuống gốc dưa lúc đặt bầu.

- Có thể dùng một trong các loại thuốc như: Ridomil gold 68WP; Carban 50SC; Bavisan 50WP; Derosal 50SC hoặc 60WP; Benzeb 70WP; Copper-B… để phun xịt xuống gốc cây và cả trên mặt liếp. Nhớ xịt kỹ những cây kế cận với những cây bị bệnh để phòng ngừa. Về cách sử dụng thuốc, các bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên vỏ bao bì.

 

Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình