Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Vườn chè bị một loại sâu đục cành rất nghiêm trọng, có cây còn bị chết khô. Xin hỏi có cách nào hoặc có loại thuốc nào phòng trừ được loại sâu này không?

Loại sâu đục cành này là mọt đục cành chè, đây là loại sâu hại rất phổ biến trên cây chè. Bọ trưởng thành là một loài côn trùng cánh cứng có kích thước nhỏ, thân chỉ dài khoảng 2mm, màu nâu đen, đầu có dạng mỏ ngắn ẩn dưới mảnh cứng của ngực. Sâu non màu trắng sữa, không có chân, dài khoảng 3mm, nhộng cũng có màu trắng ngà.

Mọt trưởng thành sau khi vũ hóa chỉ vài giờ đã đục vào trong cành chè và khi đã chui vào trong rồi thì việc phun thuốc sẽ kém hiệu quả, vì vậy khi cần phòng trừ mọt đục cành chè, cần lưu ý bạn một số điểm sau đây:

- Nên kết hợp dầu khoáng (dạng thương phẩm có tên SK EnSpray 99EC) với thuốc trừ sâu để phun theo liều lượng cụ thể như sau (tính cho 1 bình xịt 8 lít ):

+ 20 ml dầu khoáng SK99 + 25 ml thuốc Sago Super 20EC hoặc

+ 20 ml dầu khoáng SK99 + 15 ml thuốc Sherzol 205EC hoặc

+ 20 ml dầu khoáng SK99 + 05 ml thuốc SecSaigon 50EC

- Phải phun phòng vào đầu mùa mưa khi bọ trưởng thành mới phát sinh, khi phun chú ý phun kỹ vào cành và thân cây chứ không chỉ phun phớt trên lá. Nên phun định kỳ 7-10 ngày/lần và có thể phải phun từ tháng 4 đến tháng 6 (nếu vườn chè bị hại nặng từ năm trước). Lưu ý đảm bảo thời gian cách ly.

Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình