Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin hỏi hiện tượng nấm và chảy nhựa ở cây bưởi Thanh Trà là gì? Cách phòng trị thế nào?

Bưởi Thanh Trà, có rất nhiều bệnh do các loại nấm gây ra như bệnh muội đen (bồ hóng ), thán thư... trong đó bệnh chảy gôm thường gây thiệt hại lớn. Bệnh làm cho cây sinh trưởng còi cọc, không đủ dinh dưỡng nuôi quả nên quả đậu rất ít và nhỏ. Bệnh nặng có thể gây chết cây.

Bệnh chảy gôm (chảy nhựa) là bệnh do các loài vi khuẩn hoặc các loài nấm gây nên. Bệnh thể hiện với đặc trưng chảy nhựa ở những vết nứt nẻ trên vỏ thân, cành. Bệnh phát sinh và gây hại nặng ở các vườn trồng dày, cây ít được tỉa cành tạo tán, đất quá ẩm ướt; vườn không có rãnh thoát nước, nước mưa, nước tưới chảy tràn từ gốc nọ sang gốc kia. Các vườn có tuổi từ 8-12 năm trở lên thường bị bệnh nặng. Bệnh phát triển mạnh từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 năm sau. Cao điểm của bệnh vào thời kỳ cây nở hoa và mang quả non. Nấm lây lan phát tán nhờ nước mưa và nước tưới.

Biện pháp phòng trị bệnh chảy gôm trên cây bưởi Thanh Trà:

- Trồng với mật độ thích hợp để khi cây 8-12 tuổi vẫn đảm bảo độ thông thoáng, vườn không quá rậm rạp.

- Phải vệ sinh vườn tược, tỉa cành, tạo tán cho cây.

- Làm các rãnh tiêu nước trong mùa mưa, dẫn nước tưới trong mùa khô.

- Bón cân đối đạm, lân và kali, đặc biệt chú ý bón đủ kali.

- Dùng thuốc trừ bệnh có hoạt chất Fosetyl Aluminium như Alpine 80WP, pha nồng độ 1-3%, phun ướt đẫm toàn bộ tán lá, hoặc quét lên thân cây đều cho kết quả tốt. Từ tháng 9 đến tháng 12, mỗi tháng phun thuốc 1 lần; từ tháng 1 đến tháng 5 cứ 10-15 ngày phun thuốc một lần. Không nên hoà thuốc với nước rồi tưới vào gốc cây, hiệu quả không cao. Dùng vôi quét lên gốc cây từ mặt đất lên cao 1m, mỗi năm quét 2-3 lần.

Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình