Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Công nghệ Nông thôn
Cây bưởi thường hay bị bệnh thối gốc chảy mủ (nhất là vào mùa mưa), những cây bị nặng vùng bị bệnh có thể lan ra bao kín cả gốc làm cho cây chết dần. Xin hỏi cách phòng trị loại bệnh này?

Bệnh thối gốc chảy mủ do nấm Phytophthora sp gây ra là một loại bệnh rất nguy hiểm và khá phổ biến trên cây có mú trong đó có cây bưởi. Ban đầu vết bệnh làm cho vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc và chảy mủ, vỏ cây bong ra, phần gỗ nằm bên dưới chỗ bị bệnh bị thối nâu, vết bệnh cứ lan rộng dần ra xung quanh, lan xuống đến cả bộ rễ, bộ rễ ít rễ tơ, rễ ngắn với phần vỏ bị thối rất dễ bị tuột ra khỏi rễ (nhất là rễ con). Do không hút được nước và dinh dưỡng để nuôi cây nên đã làm  cho bộ lá của cây bị vàng và rụng dần, trong khi các lá non không ra được, các cành tược và cả cành lớn bị chết dần, cây bị bệnh xơ xác, nếu kéo dài sẽ làm cho cả cây bị chết. Ngoài gốc, rễ, bệnh còn làm cho trái bị thối nhất là những trái ở dưới thấp gần mặt đất.

Để hạn chế tác hại của bệnh, cần áp dụng kết hợp nhiều biện pháp như:

- Ở những vùng đất thấp dễ bị ngập úng trong mùa mưa cần lên liếp cao, nếu thấy vẫn chưa đạt yêu cầu phải đắp mô để trồng, để cây không bị ngập úng. Lên liếp hình mai rùa để dễ thoát nước mỗi khi có mưa. Nên có hệ thống bờ bao xung quanh vườn để kịp thời bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết.

- Trồng với mật độ hợp lý, không nên trồng quá dày. Tăng cường bón thêm phân hữu cơ hoai mục và bón cân đối giữa đạm, lân và kali, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phá triển khoẻ mạnh có sức chống đỡ với bệnh, đồng thời tạo cho vườn cây luôn thông thoáng khô ráo, hạn chế ẩm độ trong đất và trong vườn cây từ đó hạn chế bệnh phát triển và lây lan.

- Nếu là cây ghép thì vị trí ghép phải cách mặt đất khoảng 30 - 40cm để hạn chế nấm bệnh xâm nhập vào cây thông qua các vết ghép.

- Vệ sinh sạch sẽ vùng gốc cây, không nên tủ cỏ rác rơm rạ xung quanh gốc đ6ẻ gốc cây luôn được khô ráo. Trong khi chăm sóc, tránh gây vết thương cơ giới cho vùng rễ và vùng thân gần gốc.

- Khi phát hiện cây chớm bị bệnh có thể dùng một trong các loại thuốc như : Aliette 80WP; Ridomil MZ 72WP/BHN; Curzate-M8 72WP đ6ẻ phun xịt lên vùng gốc của cây.

- Đối với những cây đã bị thối vỏ ở thân, gốc và rễ cái cần phải cào hết đất xung quanh gốc cây cho thông thoáng. Dùng dao cạo sạch hết vết bệnh rồi quét dung dịch thuốc Aliette 80WP pha nồng độ 10 - 15% hoặc hỗn hợp Boóc - đô 1%. Sau một thời gian vết bệnh sẽ lành, vỏ cây sẽ tái sinh.

- Ngoài ra cũng có thể dùng nấm đối kháng với nấm Phytophthora sp là nấm Trichoderma hazianum để phòng trị bằng cách cứ 1kg nấm T.hazianum trộn đều với 40kg phân chuồng hoai mục rải xung quanh gốc cây với lượng 3-5kg cho một cây (tuỳ theo cây đã lớn hay còn nhỏ).

Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình