Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Trên cây thanh long thường có hai loại bọ xít, một loại có mày xanh và một loại có màu đen. Bọ xít thường bu bám tập trung thành từng đám trên nhánh non, nụ hoa, quả non để gây hại. Xin hỏi biện pháp phòng trừ chúng bằng cách nào cho có hiệu quả?

Đó là hai loài bọ xít xanh và bọ xít đen. Hai loài bọ xít này thường gây hại cho cây thanh long từ khi cây có nụ hoa cho đến khi hình thành quả.

Cả con bọ trưởng thành (con có cánh, thường di chuyển bằng cách bay hoặc bò) và con bọ ấu trùng (con không có cánh, thường di chuyển bằng cách bò) đều gây hại cho cây thanh long bằng cách chích hút nhựa, để lại những vết chích rất nhỏ, khi quả chín chỗ vết chích xuất hiện một chấm đen, vỏ quả sần sùi, làm mất giá trị thương phẩm. Ngoài cây thanh long còn thấy con bọ xít đen gây hại trên cả cây vông nem (cây trồng để làm trụ cho thanh long leo), nếu mật số cao, gây hại nhiều mà không áp dụng các biện pháp diệt trừ kịp thời thì có thể làm cho cây vông nem bị chết, gây rất nhiều phiền phức và tốn kém cho việc thay cây trụ mới.

Để hạn chế tác hại của bọ xít trên có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau:

- Không nên trồng quá dầy, thường xuyên cắt bỏ các cành già, cành bị sâu bệnh... để vườn luôn được thông thoáng hạn chế nơi trú ngụ và tác hại của chúng.

- Thu thập và nhử nuôi kiến vàng trong vườn thanh long để kiến tiêu diệt bọ xít.

- Dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát để bắt con trưởng thành.

- Hàng ngày khi chăm sóc vườn thanh long, nếu phát hiện thấy bọ xít thì bắt tiêu diệt ngay, đừng để đến lúc chúng sinh sôi nẩy nở, tích luỹ số lượng, gây hại nhiều, mới dùng thuốc hoá học để xịt thì vừa tốn kém tiền của công sức, gây độc hại cho người phun xịt, ô nhiễm môi trường mà đôi khi hiệu qủa mang lại cũng không cao.

- Ở những vườn thường bị bọ xít gây hại nặng hàng năm thì từ khi tượng quả trở đi, hoặc ở những vườn có mật số bọ xít cao, nên sử dụng một số loại thuốc như: Bassa 50EC, hoặc Bassan 50EC, Basatigi 50EC, Hoppercin 50EC, Vibasa 50EC, Fastac 5EC (hoặc Vifast 5ND, Visca 5EC....)...để phun xịt. Trước khi sử dụng cần đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên nhãn thuốc. Sau khi xịt khoảng một tuần nếu thấy vẫn còn bọ xít thì nên xịt thêm một lần nữa.

Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình