Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Vườn xoài thường bị vòi voi đục cành. Xin hỏi làm thế nào để diệt trừ loại sâu này một cách có hiệu quả và sử dụng thuốc nào tốt nhất?
Vòi voi đục cành thuộc họ đầu dài, bọ cánh cứng. Bọ trưởng thành hình bầu dục, dài khoảng 5mm có màu nâu. Trên cánh có một chấm đen hình bán cầu. Khi đậu có 2 đốm ở cánh kết hợp lại thành một đốm tròn lớn. Vòi dài và cong. Sâu non màu trắng ngà, đầu nâu vàng dài 7- 8mm. Sâu trưởng thành thường đẻ trứng vào chạc ba cành. Sau khi nở, sâu con đục vào cành làm cho cành khô héo và chết.
Thường xuyên thăm vườn để theo dõi sự hiện diện của con trưởng thành và quan sát trên cây. Nếu bị vòi voi đục cành phá hại thì ngay ở dưới gốc nhánh có lỗ đục nhỏ nhựa chảy ra tạo thành một cục nhựa khô đen. Vòi voi thường gây hại trên những vườn xoài tơ, giai đoạn ra búp non.
Biện pháp phòng trừ:
- Phát hiện sớm sâu đục cành, dùng dao moi bắt sâu và nhộng.
- Cắt và tiêu hủy các cành bị héo chết.
- Tỉa cành cho thông thoáng để hạn chế sâu đẻ trứng vì những loài này thích đẻ trứng ở những vườn rậm rạp.
- Nếu xoài tơ thì dùng thuốc Vicarp 95SP, Pegaus 500SC, Vitashield 40EC, Lorsban 30EC, Regent 5SC, Marshal 200SC... hoặc rải thuốc hạt như Vibáu 10H, Diaphos 10G.
Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình