Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin cho biết cách bảo quản ngô bắp và ngô hạt sau thu hoạch sao cho tránh bị mốc?

Sau khi hái ngô về không nên đổ đống vì ngô tươi có độ ẩm cao dễ bị thối mốc.

Cần bảo quản ngô bắp như sau:

- Xếp các bắp ngô đã phơi khô thành từng cũi, cuống bắp quay ra ngoài.

- Lộn trái một lớp bẹ ngô bên ngoài và buộc thành từng túm 10-15 bắp. Treo túm ngô lên sàn nhà, giàn bếp để bảo quản ngô gối vụ. Ngô để trên giàn bếp sẽ được hơi nóng của bếp đun hàng ngày, bắp ngô luôn khô và được khói bếp phủ một lớp muội đắng, có tác dụng hạn chế mọt, mốc phá hoại.

- Cũng có thể hong bắp ngô trên giàn bếp 1-2 tháng cho bám muội, sau đó xếp cũi ngô trong các nhà chòi làm ở nơi cao ráo, thoáng đãng và có phễu ngăn chuột trên các chân cột. Nhà kho chòi này đảm bảo chống chim, chuột, sâu mọt phá hoại, hạn chế tổn thất mà các biện pháp khác không làm được.

Ngô hạt không có vỏ trấu, nếu điều kiện bảo quản không tốt (ngô chưa chín già, phơi chưa thật khô, dụng cụ chứa đựng không kín…) ngoài chim, chuột ăn hạt, mốc mọt có thể phá hỏng một cách dễ dàng. Xin giới thiệu phương pháp bảo quản ngô hạt:

- Phơi khô thât khô (kiểm tra bằn cách cắn hay đập thấy vỡ vụn thành các mảnh sắc cạnh), sàng sảy sạch tạp chất và loại bỏ hạt non, hạt lép.

- Trộn lá xoan, lá cơi, lá trúc đào khô vào ngô theo tỉ lệ 1-1,5 kg lá khô cho 100kg ngô hạt. Khi sử dụng ngô, phải sàng, sảy sạch các loại lá trên sẽ không còn gây độc hại cho người và gia súc.

- Đổ ngô đã trộn lá vào vật chứa như: chum, vại sành, thùng kim loại hay thạp gỗ, san phẳng và phủ lên trên mặt một lớp tro bếp khô dày 2-4 cm. Bịt miệng bằng giấy xi măng hay tấm ni lông và đậy kín.

Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình