Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Cách chăm sóc hốc trồng và tưới nước cho tiêu?

Mô đất ở vùng thấp hay hốc trồng ở vùng cây đóng một vai trò quyết định trong đời sống và năng suất  của cây tiêu. Tiêu thích ẩm mà không úng. Muốn có một mô hay hốc ẩm mà không úng thì mô đất phải có nhiều chất hữu cơ, để được tơi xốp, gia tăng khả năng giữ nước mà lại thoát nước tốt. Do đó mà trong mùa mưa thì mô hay hốc phải không bị đọng nước, gây úng cho bộ rễ. Do đó hàng năm chúng ta nên có kế hoạch tăng dần kích thước của mô hay hốc bằng cách dùng đất mặt tốt, có nhiều chất hữu cơ cộng thêm với phân chuồng, phân rác mục, tro trấu để đắp thêm cho mô hay hốc để gia tăng diện tích hoạt động của bộ rễ, mà kết quả là tiêu sẽ sinh trưởng mạnh mà lại cho năng suất cao.

Việc tưới nước cho tiêu trong mùa nắng là rất quan trọng để giúp cho trái no tròn, thiếu nước trái lép sẽ nhiều và không lớn được, đưa đến năng suất  thấp. Ngoài việc tưới nước việc tủ gốc cho tiêu trong màu nắng để giữ ẩm và khơi ra trong màu mưa để tránh cho tiêu trong màu mưa khỏi bị úng là kinh nghiệm quý báu của nông dân trồng tiêu ở ĐBSCL

Tại các vùng có giới hạn nước tưới (miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên) biện pháp tủ gốc giữ ẩm cũng cho phép tiết kiệm một lượng nước đáng kể. Vật liệu dùng để tủ gốc thường là xác cỏ, thân lá cây, phân xanh, rơm rạ, trấu, tro dừa, than bùn, lá cây rừng, … tuỳ theo hoàn cảnh của từng địa phương. Khi tủ gốc thì chiều dày lớp tủ khoảng từ 5 - 15 cm và khoảng cách gốc tiêu từ 15 - 20 cm. Tiêu thiếu nước trong mùa nắng thường cho năng suất  thấp

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình