Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết các biện pháp chăm sóc vườn hồ tiêu trong mùa mưa?

Trong mùa mưa bà con cần tiến hành các biện pháp như sau:

1. Khơi rãnh thoát nước, chống úng: Tùy địa hình, độ dốc của từng vườn hồ tiêu mà tạo hệ thống mương, rãnh thoát nước thích hợp, nếu có nước đọng trên mặt đất hoặc trong các hố trồng mới, có nguy cơ làm cho bộ rễ cây tiêu bị thối, vì vậy, cần đào mương, rãnh thoát nước cho vườn hồ tiêu, sau mỗi trận mưa không để nước đọng lại trên vườn. Khi đất trong vườn còn ướt, nhão bùn, không nên đi lại nhiều. Sau một trận mưa lớn, khi trời nắng ráo trở lại, cần phải xới nhẹ lớp đất đóng váng trên mặt để giữ ẩm trong đất thích hợp.

2. Bón phân: Ở Quảng Trị đây là thời điểm cây hồ tiêu ở giai đoạn sau thu hoạch, khủng hoảng dinh dưỡng do đó nhu cầu về phân bón của cây hồ tiêu rất lớn. Do đó chúng ta phải bổ sung dinh dưỡng cho hồ tiêu thông qua phân bón.

Lượng phân bón trong suốt mùa mưa tùy đất tốt, xấu, có thể bón với số lượng mỗi gốc như sau:

- Đối với vườn tiêu kiến thiết cơ bản: phân chuồng : 20 -30 kg, 0,5kg phân SH 1, Urê :70 - 100g ; Phân lân : 300 - 400g ; kali : 50 - 70g / nọc.

Đối với tiêu kinh doanh : Phân chuồng: 30 - 40 kg ; 0,5kg phân SH 1; Urê : 170g ; Phân lân : 500 - 600 g ; kali : 100 - 130g / nọc.

- Những vùng đất chua cần bón thêm vôi, mỗi gốc 100 – 200g vôi bột. Riêng phân chuồng và phân lân có thể trộn đều bón 1 lần vào đầu mùa mưa. Đạm và Kali thì phân chia làm 3 lần bón, mỗi lần bón cách nhau 1 tháng. Lần cuối cùng bón vào cuối mùa mưa.

- Cách bón đúng là rải đều quanh gốc phạm vi đường kính 50 - 80cm, khi bón không nên cuốc sâu quá làm đứt rễ tiêu. Cũng có thể dùng các loại phân phun lên lá.

3. Tạo tán, tỉa cành:

Khi cành chính vươn cao dùng dây nilon cột dây tiêu vào cây choái để cây tiêu bám vào đó mà phát triển, chú ý không cột quá chặt làm gẫy, dập dây tiêu. Cắt các cành dây lươn để tập trung nuôi cành ngang là cành cho trái sau này, cắt các cành bị sâu, bệnh đem đốt, cắt bớt các cành mọc sát mặt đất cho thoáng gốc. Những vườn tiêu có cây choái sống cần chú ý tỉa bớt cành lá của cây choái để vừa tạo thông thoáng cho gốc tiêu vừa đề phòng gió mưa làm gẫy cây choái, hư hại đến cây tiêu.

Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình