Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Các loại côn trùng thường phá hại trên tiêu?

Côn trùng phá hại trên tiêu gồm các loại sau:

1. Côn trùng cắn phá lá và gié hoa

Bọ cánh cứng (Apogonia rauca), cắn phá lá và gié hoa vào ban đêm, ban ngày ẩn núp trong kẹt lá hay dưới đất

Cách phòng trị:

- Làm vệ sinh cho vườn tiêu thật kĩ, dọn sạch cỏ dại và lá rụng ở quanh gốc tiêu.

- Xịt lên cây vào lúc chiều tối một trong các loại thuốc như Basudin 50 ND, Polutrin 440 ND hoặc trộn thuốc vào đất thuốc Basudin hạt, mỗi gốc khoảng 50 g

2. Rầy hút nhựa trên bông và lá non (Elasmognatus nepalensis sp.):

Rầy có thân dài và cánh ngắn, sống núp ở mặt dưới của lá để chích hút nhựa của hoa và lá non, làm cho gié hoa và lá non bị vàng, héo đen, rồi rụng đi, gây thiệt hại cho vườn tiêu. Rầy thường xuất hiện vào đầu mùa mưa (tháng 7 - 8 và tháng 11 - 12) ngoài ra rầy còn là tác nhân để lan truyền bệnh virus cho tiêu.

Cũng trị bằng cách xịt Bassan 50 ND hoặc Mipcin xịt đều trên mặt dưới của lá

3. Rệp bông trắng (Pseudoccocuis sp):

Xuất hiện nhiều trong mùa nắng. Mình mang đầy các sợi tơ trắng như bông gòn. Rệp bám vào mặt dưới lá, gié hoa hay gié trái để chích hút nhựa, làm lá và trái bị khô, lá có màu xanh vàng không đều, còi cọc, suy nhược

Thường sau khi rệp bông xuất hiện, tấn công một thời gian sau là nấm đen “bồ hóng” xâm nhập làm đen lá và gié trái. Kết quả trái không phát triển, cây còi cọc, suy nhược

Dùng Bian 40 EC, Bi 58 40 EC, Bini 58 40 EC, Supracide 40 ND, 10 - 15 cc/bình 8 lít xịt đều trên cây. Nên tưới nhiều nước để hãm bớt sự sinh sản của rệp bông

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình