Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Vườn nhãn đang nở hoa và đậu quả nhưng trên cây có nhiều bọ xít non chích hút làm rụng hoa và quả non rất nhiều. Xin cho biết cách phòng trừ bọ xít hiệu quả?
Bọ xít nhãn thuộc họ Bọ xít 5 cạnh Pentatomidae, bộ cánh nửa Hemiptera. Cả bọ xít non và bọ xít trưởng thành đều chích hút đọt non, hoa và quả chưa chín làm hoa và quả non bị rụng, quả lớn bị thối. Bọ xít hại với mật độ cao có thể làm giảm 30 - 70% năng suất và chất lượng quả kém hẳn.
Bọ xít sống và qua đông trên nhiều loại cây ký chủ (vải, nhãn, mít, bưởi). Vào tháng 3, bọ xít đẻ trứng thành từng đám dưới mặt lá. Để phòng trừ bọ xít hiệu quả, bà con cần áp dụng các biện pháp sau:
- Tháng 1 - 2 bắt và diệt bọ xít qua đông. Những đêm tối thời tiết lạnh, rung cây, rung cành cho bọ xít rơi xuống đất rồi bắt. Trước khi rung cây nên quét sạch mặt đất hoặc trải mảnh chiếu hoặc mảnh nilông... để bọ xít rơi xuống không tìm được nơi ẩn nấp sẽ dễ bắt hơn.
- Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và ngắt bỏ các lá có ổ trứng.
- Dùng vợt bắt con trưởng thành vào sáng sớm hoặc rung cây cho bọ xít rơi xuống và gom đốt.
- Khi mật độ bọ xít cao, dùng thuốc hóa học để phòng trị. Nên phun vào giai đoạn bọ xít tuổi 1 (mới nở) và phun vào lúc chiều mát thì mới đạt hiệu quả cao. Có thể dùng một số loại thuốc sau: Cyperan, Map Permethrin, Alphan, SapenAlpha...
Trong điều kiện tự nhiên, thành phần thiên địch của bọ xít rất phong phú, bao gồm nhiều loài ong ký sinh như Anastatus sp. và Ooencyrtus sp., nhóm ăn mồi gồm có các loài nhện, kiến và vi sinh vật gây bệnh như nấm Beauveria bassiana và Mermis spp.. Vì vậy, bà con nông dân có thể dùng các loài thiên địch này để phòng trị bọ xít rất có hiệu quả.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình