Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Cá song 25 ngày tuổi có biểu hiện bơi quay tròn trên mặt nước? Xin hỏi cá mắc bệnh gì? cách chữa trị như thế nào?
Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hoại tử thần kinh ở các loài cá biển (Viral nervous necrosis- VNN). Bệnh này còn có một số tên gọi khác như: bệnh virus viêm màng lưới não của cá biển, bệnh cá bơi xoắn, bệnh cá mú liệt, bệnh cá điên... Đây là bệnh nguy hiểm trong nuôi cá biển. Bệnh gây chết nhiều ở giai đoạn cá con, đặc biệt là cá dưới 20 ngày tuổi. Bệnh phát triển mạnh vào mùa có nhiệt độ cao. Tác nhân gây bệnh là vi rút Nodavirus ký sinh trong tế bào chất của các tế bào thần kinh ở não và ở võng mạc mắt.
* Dấu hiệu bệnh lý: Cá dưới 20 ngày tuổi bị bệnh không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. Cá 20 - 45 ngày tuổi bị bệnh có dấu hiệu yếu, bơi gần tầng mặt. Cá 45 - 120 ngày tuổi, khi bị bệnh bơi không định hướng, quay tròn hoặc xoáy trôn ốc, kém ăn hoặc bỏ ăn, thân đen xám, đặc biệt đuôi và các vây chuyển màu đen, bóng hơi căng phồng. Cá bị bệnh hoạt động yếu, hôn mê, đầu treo trên mặt nước hoặc nằm dưới đáy bể hoặc đáy lồng. Nếu mổ cá sẽ thấy ruột không có thức ăn, nhưng chứa đầy chất dịch màu xanh hay màu nâu nhạt, lá lách có chấm đỏ.
Cá mẹ bị bệnh có thể truyền nhiễm sang cá con. Virus từ cá bệnh có thể theo dịch tiết vào môi trường nước, xâm nhập vào cá khỏe qua mang, da và miệng.
* Biện pháp phòng bệnh:
- Lựa chọn cá bố mẹ không mang virus bằng cách kiểm tra trứng cá trước khi cho cá đẻ bằng kỹ thuật PCR. Sát trùng bể ương và dụng cụ bằng Chlorine 100 ppm 1 tuần/lần và rửa kỹ lại bằng nước sạch trước khi sử dụng. Loại bỏ những đàn cá bột khi đã phát hiện VNN dương tính (+) thông qua kỹ thuật PCR. Tăng hoạt động trao đổi nước trong bể ương ấu trùng để đảm bảo môi trường tốt và loại bỏ bớt tác nhân.
- Đối với cá nuôi lồng bè trên biển, vẫn biết rằng thả giống kích cỡ nhỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nhưng do nguy cơ của bệnh VNN gây tác hại lớn ở giống cỡ nhỏ, vì vậy khuyến cáo bà con thả giống cỡ lớn để hạn chế tác hại của bệnh VNN.
Dùng vắc-xin và các chất kích thích miễn dịch là giải pháp có hiệu quả nhất để phòng bệnh này.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình