Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Xin hỏi để gốc chuối mấy năm thì trồng lại được, nên trồng xen thế nào để nâng cao thu nhập?
Vườn chuối càng già, thân ngầm càng trồi lên mặt đất, cây sinh trưởng yếu, năng suất giảm rõ rệt. Vườn chuối sau 5 năm không trồng lại thì năng suất kém hẳn. Nếu sau mỗi năm thu hoạch, chúng ta lại đào gốc (đào bỏ thân ngầm của cây mẹ) bón phân cải tạo vườn thì tuổi thọ có thể kéo dài 7 - 10 năm mà vẫn cho năng suất khá.
Hiện nay trên thế giới, những vườn trồng chuối kinh doanh thường trồng dày và sau 4 - 5 năm thì trồng lại. Trong điều kiện ở nước ta chăm bón tốt có thể kéo dài hơn, nhưng ở các cơ sở trồng chuối lớn, kinh doanh cũng chỉ nên để 4 - 5 năm chuối gốc, sau đó trồng lại.
Trồng vườn chuối những năm đầu tiên, có thể trồng xen cây họ đậu: đậu tương, lạc, vừng,… để nâng cao thu nhập. Nhân dân vùng Lâm Thao có kinh nghiệm trồng xen rau trong vườn chuối (vụ rau đông xuân). Ở đây nhân dân thường trồng mật độ thưa (3 x 3m hay 3 x 3,5m) thường để một chồi con vào tháng 4 - 5. Loại cây này đến tháng 8 - 9, sau khi chặt buồng cây mẹ sẽ chăm sóc cùng với vụ rau đông xuân, cho nên phát triển rất tốt, tháng 6 - 7 năm sau trổ buồng và hầu hết được thu hoạch vào tháng 9 - 10. Năng suất một buồng chuối rất cao (40 - 45 kg), trong vụ đông xuân chỉ có cây con để gốc, trồng rau rất thuận lợi và nâng cao thu nhập rõ rệt.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình