Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm - Kỹ thuật nuôi bồ câu
Nuôi chim bồ câu Pháp kiểu bán công nghiệp, nhưng thỉnh thoảng có một số con có hiện tượng đứng ủ rũ một chỗ, bỏ ăn, mắt nhắm, chảy nước mắt, uống nước nhiều, đi phân nhanh, nhợt. Đó là bệnh gì? Xin cho biết cách chữa trị?
Theo những triệu chứng mô tả có thể đàn chim mắc bệnh tụ huyết trùng. Bệnh do vi khuẩn Pasteurell aviseptica gây ra thường xảy ra vào những thời điểm giao mùa. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia cầm qua đường tiêu hoá và hô hấp do gia cầm ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm bệnh hoặc hít phải bụi ngoài không khí có mầm bệnh...
Trong giai đoạn cấp tính, chim có biểu hiện trạng thái mỏi mệt, tím tái, đi lại chậm chạp, liệt chân hay liệt cánh. Phân ỉa chảy thất thường có màu trắng loãng hoặc trắng xanh, đôi khi có máu tươi, thở khó, chảy nước mũi. Giai đoạn 4 - 5 ngày tích sưng, mũi sưng, viêm khớp và bại liệt, viêm kết mạc. Tỷ lệ gia cầm chết đột ngột cao.
Điều trị bệnh bằng cách dùng kháng sinh kết hợp vitamin nhằm nâng cao sức đề kháng.
+ Kháng sinh: Dùng Amoxicillin Trihydrate (sản phẩm BIO-Amoxicillin 50%) pha đều 1g/5 - 6 lít nước uống hoặc 1g/2 - 3 kg thức ăn, trong 3 ngày. Ngoài ra, có thể dùng các kháng sinh như Flumequin, Sunfamerazin, Sunfaquynoxalin liều 20mg/kg thể trọng (hoặc 1g/lít nước). Các loại thuốc trên phải sử dụng từ 3-5 ngày.
+ Vitamin: Vitamin C (sản phẩm BIO-vitamin C 10%) ) liều 2 g/lít nước hoặc 5g/kg thức ăn, dùng liên tục từ 4 - 5 ngày. Có thể dùng các loại vitamin tổng hợp như A, D, E, B, K, C… (sản phẩm BIO-vitamino oral).
Cần chú ý vệ sinh chuồng và dụng cụ bằng thuốc sát trùng (có thể dùng Benkocid, Biodine…). Người nuôi cần liên hệ với cơ quan thú y địa phương để cán bộ thú y chẩn đoán bệnh chính xác thông qua quan sát triệu chứng và mổ khám bệnh tích để có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình